Option - 'Công cụ' làm loạn giá thị trường ô tô Việt Nam

Thị trường ô tô|08/08/2018

Tại Việt Nam, cắt option không chỉ là biện pháp giúp các hãng xe hạ giá thành sản phẩm mà nó còn là một công cụ để các hãng kích cầu và tăng giá trị doanh thu.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Cắt option ô tô để giảm giá

Bắt đầu từ tháng 7 đến nay, hoạt động nhập khẩu ô tô có dấu hiệu phục hồi. Lượng xe thông quan nhiều hơn. Các hãng xe đồng loạt tuyên bố đã vượt qua "cửa ải" của Nghị định 116 với những quy định khắt khe về nhập khẩu ô tô. Niềm vui còn nhân đôi khi thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN đã về 0% kể từ tháng 1/2018 theo lộ trình Hiệp định AFTA. Đến giờ phút này, người tiêu dùng và các hãng xe cùng nhau thở nhẹ, để bước vào những tháng cuối cùng của năm 2018 với tâm thế thị trường ô tô sẽ sôi động hơn.

Option - "Công cụ" làm loạn giá thị trường ô tô Việt Nam a1

Option - "Công cụ" làm loạn giá thị trường ô tô Việt Nam

Trong suốt tiến trình phát triển của ngành công nghiệp xe hơi, chưa khi nào nhân loại được chứng kiến cuộc đua giảm giá gay cấn như ở Việt Nam. Ngay từ những tháng cuối cùng của năm 2017, các hãng xe đã có kế hoạch điều chỉnh giá nhằm đón đầu lộ trình của Hiệp định AFTA. Hoạt động giảm giá diễn ra ồ ạt, kéo dài hết thời gian của năm 2017, thậm chí dư chấn vẫn đọng lại ở những tháng đầu của năm 2018. Các trang tin tức ô tô tại thời điểm này liên tục cập nhật bảng giá ô tô từ các hãng với các mức giảm sâu, mức giảm chạm đáy, chưa từng thấy ở trước đây. Khi mà ô tô vẫn là một mặt hàng đắt đỏ đối với thu nhập bình quân của người Việt Nam thì "cơn bão" giảm giá thời điểm đó đã mang lại những tác động tích cực: tình hình mua bán ô tô sôi nổi hơn, lượng xe mới giao đến tay khách hàng nhiều hơn, lượng xe tồn kho được giải quyết gần như triệt để.

Người tiêu dùng vui mừng, chìm đắm trong cơn lũ giảm giá nhưng vẫn có một số người bừng tỉnh với thắc mắc: "Tại sao giá xe giảm nhiều đến thế?". Câu trả lời nhận được đầu tiên là từ chính sách quản lý của Việt Nam. Trước nỗi lo về cơ sở hạ tầng giao thông, các nhà hoạch định chính sách đã sử dụng thuế, phí cao để kiểm soát cơn lốc mang tên "bốn bánh". Tuy nhiên, chính điều này lại tạo cán cân chênh lệch giữa cung và cầu. Thị trường ô tô Việt Nam có cầu lớn hơn cung. Ai cũng thấy. Do đó các hãng xe có thể tung hoành về giá. Trước khi Hiệp định AFTA có hiệu lực thì ô tô trong nước không bao giờ đi kèm với hai chữ "giảm giá". Các hãng hầu như giữ thế độc quyền với người tiêu dùng theo đúng cách "cho sao, được vậy". Đã công bố là chuẩn thì tất cả người tiêu dùng coi đó là chuẩn. Chỉ cần mua được xe là niềm may mắn lắm rồi. Thế mới có chuyện, chiếc xe của một thương hiệu có tiếng trang bị túi khí nhưng gặp tai nạn, gần như biến dạng phần đầu mà túi khí vẫn không bung, khách hàng cũng không thể kiện hãng. Nếu trường hợp này xảy ra ở Mỹ hoặc châu Âu thì hãng xe nhanh chóng xác minh, điều tra, giải trình, sẵn sàng triệu hồi, khắc phục lỗi.

Option - "Công cụ" làm loạn giá thị trường ô tô Việt Nam a2

Một vụ tai nạn khiến đầu xe nát nhưng túi khí không bung từng xảy ra tại Việt Nam

Quay trở lại vấn đề "tại sao xe giảm giá...", một câu trả lời tiếp theo là các hãng cơ cấu lại bộ máy hoạt động, thắt chặt chi phí, giảm bớt nhân sự và cách đơn giản nhất có thể làm là cắt giảm option (hay còn hiểu là cắt giảm bớt tính năng, trang bị). Việc cắt giảm trang bị trở thành xu hướng chung, được nhiều hãng xe sử dụng để lôi kéo khách hàng. Công thức này được phổ biến từ các hãng xe bình dân như Honda, Kia cho đến các thương hiệu xe sang như Mercedes-Benz. Không ít hãng xe lạm dụng quá đà khiến những chiếc ô tô bán tại thị trường Việt gần như chỉ "bảo tồn" được một số trang bị cơ bản nhất, đủ để người tiêu dùng cảm nhận đây là chiếc ô tô chứ không phải một phương tiện vận tải nào khác.

Hồi tháng 5/2018, trước "cơn khát xe giá rẻ" tại thị trường Việt, nhiều hãng đồng loạt cắt option hoặc đưa ra những phiên bản cấp thấp ít trang bị hơn để giảm giá thành. Chẳng hạn như Kia Cerato SMT, tại thời điểm đó, mẫu xe này niêm yết mức giá thấp chưa từng thấy - chỉ 499 triệu đồng. Tất nhiên, song song với việc giảm giá là giảm trang bị. Nhà phân phối Thaco đã loại khỏi xe các trang bị như cánh lướt gió, ốp cản sau, ốp chrome cốp xe, màn hình cảm ứng, sạc không dây, thảm trải sàn và chỉ giữ lại thiết kế tổng cùng một số công nghệ cốt lõi như: điều hòa tự động, cửa gió điều hòa, nội thất bọc da, kính chỉnh điện, đèn chiếu sáng tự động... Cùng thời gian này, Mercedes GLC 200 công bố mức giá  mới, chỉ 1,7 tỷ đồng nhưng sức mạnh động cơ cũng "teo lại" theo giá và hệ dẫn động 4 bánh biến mất.

Option - "Công cụ" làm loạn giá thị trường ô tô Việt Nam a3

Mercedes GLC 200 giảm giá và giảm luôn công suất động cơ

Thời gian qua, công nghệ ô tô phát triển với tốc độ chóng mặt, tư duy thiế kế cũng thay đổi với trọng tâm hướng đến người dùng. Các hãng ô tô cạnh tranh mạnh mẽ về công nghệ an toàn. Tại một số thị trường lớn, xe hơi không trang bị đủ tính năng an toàn theo quy định từ các nhà quản lý sẽ không được phép xuất hiện tại các đại lý, chưa bàn chuyện giá xe rẻ hay đắt. Đa số các mẫu xe đang phân phối tại Việt Nam chỉ trang bị túi khí cho người lái (bung được hay không còn chưa biết), hoặc có thêm hệ thống phanh ABS là hết trang bị an toàn tiêu chuẩn, tronng khi thân vỏ mỏng dính, va chút là bẹp rúm.

Option ô tô bị cắt giảm biến thành quà tặng khuyến mại

Option - "Công cụ" làm loạn giá thị trường ô tô Việt Nam a5

Khách mua Toyota Innova được tặng quà bằng trang bị đã bị cắt giảm so với xe bán tại Thái và Malaysia

Tại Việt Nam, cắt option không chỉ là biện pháp giúp các hãng xe hạ giá thành sản phẩm mà nó còn là một công cụ để các hãng kích cầu và tăng giá trị doanh thu. Điều này thể hiện rất rõ ở chương trình khuyến mãi mà Toyota tung ra hồi tháng 6/2018. Cụ thể, khách mua Toyota Innova trong tháng 6 và 7 sẽ được tặng kèm gói bảo hiểm thân vỏ trị giá 1 năm, trong khi đó khách mua Vios sẽ tặng kèm phụ kiện là camera lùi và DVD hoặc gói bảo hiểm tương tự. Điều đáng nói, so với thị trường Malaysia và Thái, Toyota Vios bán tại Việt Nam đã bị cắt đầu DVD và camera lùi. Và, trong chiến lược kích cầu tiêu dùng tháng 6 và tháng 7, Toyota đã sử dụng chính các option bị cắt giảm này để làm quà tặng cho khách hàng.

Lắp lại option là... chuẩn mới và giá cũng mới

Trở lại cuộc chiến công nghệ, gần đây các hãng bắt đầu đưa về những mẫu xe trang bị nhiều tính năng hơn. Tuy nhiên, có hãng chủ động có hãng bị động. Toyota được coi là một "ông lớn" trong ngành xe hơi nhưng không khởi xướng phong trào thêm trang bị. Các thương hiệu bình dân như Hyundai chủ động lắp thêm các tính năng cho những mẫu xe giá rẻ như tính năng đề bằng khóa thông minh, ghế da, phanh ABS, màn hình cảm ứng tích hợp GPS... Đến lúc đó, Toyota mới bắt đầu... theo. Trong buổi ra mắt xe Toyota Vios 2019Toyota Yaris 2019, hãng đã công bố các tính năng mới như vô lăng tích hợp nút bấm, phanh ABS, DVD, 2 túi khí, la-giăng thời trang, cảm biến lùi,...

Option - "Công cụ" làm loạn giá thị trường ô tô Việt Nam a6

Toyota Vios và Toyota Yaris hoàn toàn mới trình làng với nhiều trang bị hơn trước

Tất nhiên, nhiều người vui ra mặt vì có cơ hội sử dụng chiếc xe trang bị nhiều tính năng mới, dù nó chỉ là xe bình dân. Nhưng chúng ta đừng quên, những tính năng đó vốn là các tính năng tiêu chuẩn. Thực tế, thêm trang bị, giá xe cũng tăng lên, đồng nghĩa với việc chính người tiêu dùng bỏ thêm tiền để được hưởng các trang bị đáng lẽ thuộc về họ. Mong rằng thời gain tói, những chiếc xe hơi được bán tại Việt Nam sẽ được trang bị đầy đủ những tính năng cần thiết, cần có trên xe hơi để nó thoát mác "thùng tôn di động", để người dùng được trải nghiệm một chiếc xe hơi có những trang bị đúng nghĩa.

Xem thêm:

 
loading