Tại sao ngày càng nhiều mẫu xe cỡ nhỏ ở Việt Nam sử dụng hộp số CVT?

Kinh nghiệm mua / bán xe|27/10/2020

Hộp số vô cấp đang ngày càng được tin dùng, đặc biệt phổ biến ở các dòng xe cỡ nhỏ và cỡ vừa. Vậy tại sao hộp số vô cấp lại được sử dụng trên các dòng xe này?

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Hộp số vô cấp CVT là gì? 

Hộp số vô cấp CVT sử dụng một trong hai dây ròng rọc (puly) thay vì sử dụng các bánh răng thép như trong hộp số tự động truyền thống. Hộp số này không hề có các cấp số. Nhờ vào việc thay đổi đường kính của ròng rọc, hộp số này có thể thay đổi tỷ số truyền một cách êm dịu.

Việc thay đổi này được điều khiển chính xác bằng máy tính và tùy theo điều kiện vận hành thực tế, tải trọng, độ dốc... Hệ truyền động này còn cho phép động cơ hoạt động với hiệu suất tối đa với khả năng tăng tốc liền mạch. Nhìn chung, hộp số này có cấu tạo đơn giản hơn hộp số tự động.

Cấu tạo hộp số CVT.

Hộp số vô cấp CVT.

Điều này tốt cho việc tiết kiệm nhiên liệu và quá trình sửa chữa, bảo dưỡng. Tuy nhiên, động cơ tạo ra nhiều tiếng ồn khi tăng tốc và tải. Rất nhiều mẫu xe sử dụng hộp số này, và một số mẫu xe được yêu thích là Chevrolet Spark, Ford C-Max, Nissan Sentra,... 

Tại Việt Nam ngày càng nhiều dòng xe được trang bị loại hộp số này, đặc biệt là các dòng xe cỡ nhỏ hoặc vừa. Dòng xe cỡ nhỏ có Honda Brio, VinFast Fadil. Cỡ vừa có Honda City, Toyota Vios... Ngoài ra, thậm chí ở một số dòng xe thuộc phân khúc cao hơn cũng dùng loại động cơ này như Mitsubishi Outlander, Honda CR-V, Mitsubishi Attrage, Toyota Corolla Altis...       

Ưu điểm hộp số vô cấp CVT

Tiết kiệm nhiên liệu

Theo kinh nghiệm mua bán xe ô tô, so với hộp số tự động 4 cấp trên hầu hết các dòng xe cỡ nhỏ, hộp số vô cấp CVT sẽ có tỷ số truyền được tối ưu gần như ở mọi dải tốc độ. Khi đó, hai puly sẽ thay đổi khoảng cách liên tục, nhờ đó tỷ số truyền sẽ biến thiên tục thay vì cố định theo các cấp số như ở trên hộp số tự động.

Hộp số vô cấp s.ử dụng dây pully thay vì các bánh răng như trên hộp số tự động

Hộp số vô cấp CVT sử dụng dây pully thay vì các bánh răng như trên hộp số tự động.

Nhờ vậy, hộp số này có hiệu quả sử dụng nhiên liệu đáng kể so với hộp số tự động 4 cấp. Nếu kết hợp với hệ thống kiểm soát hành trình, thì hộp số vô cấp sẽ phát huy được hiệu quả cao hơn.

Chuyển số và vận hành mượt mà

Với đặc điểm là hộp số vô cấp không có bánh răng, điều này có nghĩa là hộp số vô cấp sẽ có quá trình tăng tốc cũng như tỉ số truyền thay đổi một cách mượt mà hơn so với hộp số tự động 4 cấp. Tài xế cũng không cảm thấy giật cục và việc chuyển số cũng dễ dàng hơn.

Trong cùng một phiên bản, phiên bản hộp số CVT sẽ vận hành êm ái hơn hộp số tự động ở dải vòng tua thấp. Ví dụ, Toyota Vios sử dụng hộp số vô cấp CVT có vòng tua ở 1.300 – 1.400 vòng/phút, trong khi phiên bản trước đó trang bị hộp số tự động 4 cấp có vòng tua lên tới 2.000 vòng/phút.

Khi ở dải vòng tua thấp hơn động cơ cũng sẽ hoạt động nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, chức năng truyền dẫn chỉ có ít khâu, có nghĩa là khả năng xảy ra sai sót thấp hơn và quá trình sửa chữa ít phức tạp hơn. 

Trọng lượng và kích thước nhỏ

Nhờ có ít các bộ phận cấu thành bên trong nên hộp số CVT thường nhẹ hơn và nhỏ gọn hơn hộp số tự động thông thường. Giảm trọng lượng từ hệ thống truyền động của ô tô có một số lợi thế, trong đó không ít lợi thế nhất là khả năng tiết kiệm nhiên liệu.

Có thể bạn quan tâm: Đánh giá ưu nhược điểm của từng loại hộp số phổ biến nhất hiện nay

Nhược điểm hộp số vô cấp CVT

Việc dùng các dây pully thay các bánh răng truyền thống sẽ kéo theo một số khuyết điểm mang tính cố hữu.

Khả năng tăng tốc kém

Nhiều người lái xe đã phàn nàn về việc CVT có xu hướng “treo” ở vòng tua cao, khiến động cơ phát ra những âm thanh ồn ào. Đây là một đặc điểm cố hữu của tất cả các hộp số CVT. Hộp số này phải mất một khoảng trễ để xe có được tốc độ mong muốn. 

Toyota Vios 1.5 G đang sử dụng hộp số CVT.

Toyota Vios 1.5 G đang sử dụng hộp số CVT.

Chịu tải và phản ứng kém

Bạn sẽ nhận thấy phần lớn các loại xe ngày nay có hộp số vô cấp CVT thường kết hợp cùng động cơ có dung tích nhỏ hoặc những chiếc crossover nhỏ gọn thiên về tính thực dụng hơn là tính thể thao. Đây không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên. Hầu hết các hộp số CVT vẫn chưa thể xử lý các mô-men xoắn cao, vì vậy chúng có sức tải kém và có độ trễ chân ga nhất định. 

Bảo dưỡng tốn kém

Chi phí bảo dưỡng và vận hành của CVT có xu hướng khá thấp nhưng việc sửa chữa thực tế có thể đắt hơn do các bộ phận thường đắt hơn để thay thế. Hộp số vô cấp cần phải thay thế dầu sớm hơn, dây dai truyền động cũng cần phải thay thế sau 50.000 km theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Người mua ô tô cũng cần biết, hộp số CVT cũng thường có tuổi thọ thấp hơn so với hộp số truyền thống trong cùng một điều kiện sử dụng. 

Xem thêm: 

(Nguồn ảnh: Internet)

 
loading