Xe Hàn - xe Trung: Cuộc chơi của lòng tin và giá cả

Thị trường ô tô|24/06/2020

Xe Hàn hiện đang trở thành đối trọng lớn của xe Nhật tại thị trường Việt Nam. Trong khi, xe Trung Quốc vẫn còn là sự ái ngại của nhiều khách Việt.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Xe Hàn cạnh tranh sòng phẳng với xe Nhật ở Việt Nam

Tin ô tô cho biết, các mẫu xe đến từ thương hiệu Hàn Quốc ngày càng đạt doanh số ấn tượng tại thị trường Việt Nam. Thống kê trong quý I/2020 cho thấy, xe Hàn có đến 5 đại diện góp mặt trong top 10 xe bán chạy nhất với 4 cái tên từ Hyundai là Accent, Grand i10, Santa Fe, Tucson và 1 mẫu xe của Kia là Cerato. 

Trong khi xe Nhật kém hơn với chỉ 4 mẫu xe gồm Toyota Vios, Mitsubishi Xpander, Mazda 3 và Toyota Fortuner. Còn lại thuộc về Ford Ranger, mẫu bán tải ăn khách từ Mỹ. Tính đến hết tháng 5/2020, bảng xếp hạng xe bán chạy toàn thị trường cũng cho thấy sự cân bằng giữa xe Hàn và xe Nhật khi mỗi bên có 4 đại diện. 

Xem thêm: 6 gợi ý tốt nhất cho người mua xe 7 chỗ chạy dịch vụ

Xe Hàn cạnh tranh sòng phẳng với xe Nhật. Xe Hàn cạnh tranh sòng phẳng với xe Nhật 2.

Hyundai Kona và Hyundai Tucson là 2 trong số những mẫu xe đạt doanh số cao của TC Motor. (Ảnh: Khải Phạm)

Nếu tính riêng từng phân khúc, các mẫu xe Hàn cũng cho thấy sức hút ngày càng gia tăng trong lòng khách Việt. Cụ thể, Hyundai Kona ra mắt hồi tháng 8/2019 và được phân phối dưới dạng lắp ráp ở nhà máy Ninh Bình. Mẫu xe này cạnh tranh với Honda HR-V và Ford EcoSport. Theo đó, Kona chỉ cần 2 tháng sau ra mắt để vươn lên vị trí dẫn đầu phân khúc và duy trì thứ hạng này cho đến hiện tại. Doanh số 5 tháng cộng dồn của Kona trong năm 2020 đang là 2.287 xe. 

Một ví dụ khác có lẽ phải kể đến Hyundai Tucson, nhân tố mới nổi trong phân khúc crossover. Đây là phân khúc khó đoán nhất thị trường khi vị trí dẫn đầu các năm gần đây liên tục thay đổi. Honda CR-V và Mazda CX-5 từng là những cái tên đầu bảng trước khi Tucson vượt lên trong 3 tháng đầu năm 2020. 

Ngoài Kona và Tucson, những mẫu xe Hàn khác cũng đang tăng trưởng mạnh hoặc duy trì sự ổn định vốn có như Hyundai Grand i10, Hyundai Santa Fe, Kia Cerato,...

Kia Cerato đã có sự lột xác mới, quyết đấu với Mazda 3 trong phân khúc.

Kia Cerato đã có sự lột xác mới, quyết đấu với Mazda 3 trong phân khúc. (Ảnh: Khải Phạm)

Từ những con số thực tế, có thể thấy cán cân giữa xe Nhật và xe Hàn tại thị trường nước ta đang cân bằng hơn so với thời gian trước đây. Điều này cũng đồng nghĩa với sự thay đổi trong cách lựa chọn xe ô tô của người tiêu dùng. 

Trước đó, người mua xe ở Việt Nam luôn chú trọng đến những chiếc xe Nhật khi các mẫu xe đến từ xứ xở hoa anh đào luôn được đánh giá cao với độ tin cậy lớn, giữ giá tốt. Thế nhưng, cục diện này đã dần thay đổi, xe Hàn và xe Nhật giờ đây đã cạnh tranh sòng phẳng hơn, thị phần được chia đều hơn trước. 

Ẩn số mang tên xe Trung Quốc

Những năm gần đây, làn sóng xe Trung Quốc bất ngờ đổ bộ vào thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2019 số xe Trung Quốc về nước đã đạt 5.000 xe và có dấu hiệu gia tăng trong năm 2020. 

Dự đoán trên hoàn toàn có cơ sở khi sắp tới đây tập đoàn Tan Chong Motor (Malaysia) có kế hoạch lắp ráp các mẫu xe của thương hiệu MG tại nhà máy ở Đà Nẵng. Được biết, thương hiệu này của Anh nhưng do tập đoàn SAIC Motor (Trung Quốc) quản lý. Bên cạnh đó, tập đoàn Dong Feng cũng có ý định đầu tư lắp ráp ô tô ở Việt Nam. 

Xem thêm: Điểm mặt các xe Crossover phù hợp cho gia đình trẻ

Xe MG có thể sẽ được lắp ráp tại Việt Nam.

Xe MG có thể sẽ được lắp ráp tại Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Sự có mặt của các nhà máy lắp ráp ô tô nhiều khả năng sẽ giúp cho giá bán của các mẫu xe Trung Quốc thấp hơn rất nhiều, dù hiện tại đã hấp dẫn hơn so với các đối thủ. Việc giá bán thấp đã đánh thẳng vào tâm lý của khách Việt, cũng như giúp thỏa mãn nhu cầu, thậm chí là ước mơ sở hữu ô tô của người tiêu dùng trong nước. 

Tuy nhiên, đi cùng với giá rẻ, các mẫu xe Trung Quốc cũng tiềm ẩn nhiều mối lo về sự an toàn và khả năng bền bỉ. Kinh nghiệm mua bán xe cho thấy, những chiếc xe ô tô Trung Quốc được đánh giá chỉ là hàng nhái của các hãng xe châu Âu. Có nhiều thông tin so sánh sự tương đồng trong thiết kế ngoại thất của xe Trung và các xe Âu, thậm chí Land Rover từng đâm đơn kiện Jiangling. 

Landwind X7 nhái Range Rover Evoque. Landwind X7 nhái Range Rover Evoque 2.

Landwind X7 nhái Range Rover Evoque. (Ảnh: Internet)

Cụ thể, tòa án Bắc Kinh đã chỉ ra 5 chi tiết thiết kế trên Range Rover Evoque xuất hiện trên mẫu Landwind X7 của Jiangling. Vì vậy, công ty Trung Quốc buộc phải ngừng sản xuất và kinh doanh dòng xe này, đồng thời phải bồi thường cho hãng xe Anh quốc. 

Về mặt chất lượng, các mẫu xe Trung Quốc có mặt tại thị trường Việt Nam thường chưa đủ 5 năm để kiểm chứng chất lượng xe. Dù vậy tại thị trường nội địa, khách hàng Trung Quốc đã phát hiện khung gầm của xe bị rỉ sét, hộp số cũng gặp vấn đề. Điều này làm dấy lên những lo ngại khi quyết định chọn mua xe Trung Quốc. 

Theo đó, xe Trung Quốc còn khá mới tại thị trường Việt Nam. Trong khi, các mẫu xe Hàn đang dần định hình vị trí trong lòng khách Việt. Hơn nữa, đại diện Hàn nhỉnh hơn nhiều khi sở hữu những mẫu xe nhận được lòng tin của người tiêu dùng trên thế giới và cả Việt Nam về chất lượng. 

Ngược lại, xe Trung Quốc dù có mức giá rẻ hơn rất nhiều nhưng lại không được đánh giá cao về chất cũng như ái ngại khi có nhiều tin tức đạo nhái thiết kế. Khi lựa chọn xe Trung, khách Việt cần chấp nhận rủi ro khi chất lượng của những chiếc xe này chưa được kiểm định. Mức giá rẻ thường không đi đôi với chất lượng. 

 
loading