Vì sao ô tô đua nhau giảm giá cuối năm, ế vẫn hoàn ế?

Thị trường ô tô|27/12/2019

Suốt quý IV năm 2019, người tiêu dùng Việt liên tiếp đón nhận thông tin khuyến mại, giảm giá của thị trường ô tô. Tuy nhiên, ế vẫn hoàn ế. Một số hãng xe không thể thăng hoa về doanh số, ngược lại còn lao dốc.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Ô tô thi nhau giảm giá... câu khách, ế vẫn hoàn ế

Ngay từ khi thị trường ô tô bước vào mùa cao điểm mua sắm, các hãng xe liên tục tung ra chương trình ưu đãi, giảm giá tạo thành cuộc chiến thực sự. Năm nay, cuộc chiến giảm giá bùng nổ ở tất cả các phân khúc với nhiều kỷ lục được thiết lập. Mức giảm cao nhất đối với phân khúc xe bình dân lên tới 100 triệu đồng và 300 triệu đồng đối với phân khúc xe sang. Ưu đãi được trừ trực tiếp vào giá xe hoặc quy đổi ra tiền mặt.

Vì sao ô tô đua nhau giảm giá cuối năm, ế vẫn hoàn ế? a1

Vì sao ô tô đua nhau giảm giá cuối năm, ế vẫn hoàn ế?

Như vậy, đây là thời điểm tốt nhất để mua xe trong mấy năm gần đây bởi năm nay, tình trạng tăng giá xe dịp cận Tết và "bán xe kèm phụ kiện giá chát" không có cơ hội hoành hành như mọi năm.

Anh K - Nhân viên tư vấn của một hãng xe Nhật chia sẻ: "Những quy định siết chặt hoạt động nhập khẩu ô tô đã được các hãng xe đáp ứng, khơi thông nguồn cung do xe bình dân từ Thái Lan, Indonesia về nhiều. Hiện tại, kho chứa tại các đại lý đang tồn lượng lớn, trong khi khách hàng có nhiều lựa chọn bởi sự đổ bộ của hàng loạt mẫu xe mới nên tạo áp lực khiến giá xe... đi xuống".

Không chỉ các hãng xe tung chương trình ưu đãi, giảm giá cho các dòng xe chủ lực, các đại lý cũng "tự cắt máu", chào bán xe với mức thấp hơn giá của nhà sản xuất. Chẳng hạn, mẫu xe bán tải Mazda BT 50 đang được ưu đãi chính hãng 10 triệu đồng nhưng tại đại lý, giá xe còn giảm sâu tới 45 triệu đồng. Phiên bản cấp thấp nhất (2.2 Standard MT) có giá niêm yết là 590 triệu đồng, sau khi trừ ưu đãi chính hãng còn 580 triệu đồng và hiện giờ một số đại lý mời khách mua với giá 555 triệu đồng.

Cuộc chiến giảm giá cuối năm đã cho người tiêu dùng được hưởng lợi đơn, lợi kép nhưng các hãng xe vẫn không thể thăng hoa về doanh số. Theo kết quả báo cáo của VAMA tháng 11/2019, doanh số của Toyota và Hyundai, Honda giảm mạnh. Đáng nói, Toyota - thương hiệu bán chạy tại Việt Nam liên tục lao dốc trong những tháng cuối năm.

Vì sao ô tô đua nhau giảm giá cuối năm, ế vẫn hoàn ế? a2

Khách đã "no xôi, chán chè", giảm giá còn tác dụng?

Trong suốt năm 2019, đây là thời điểm phong trào giảm giá ô tô bùng phát mạnh mẽ nhất. Thế nhưng, sự thật là rất ít người tiêu dùng có thể chờ đợi đến cuối năm để "săn xe giá tốt". Đại đa số khách hàng chốt mua xe ở thời điểm mà họ cảm thấy thích hợp, khi đã có đủ nguồn tài chính.

Ngoại trừ tháng 7 âm lịch (hay còn gọi là tháng cô hồn) - Người Việt thường có tâm lý kiêng mua sắm xe ô tô hoặc những tài sản có giá trị, những tháng còn lại vẫn là thời điểm hấp dẫn để họ hoàn thành giấc mơ sở hữu xế hộp, không quan tâm đến chuyện hãng và đại lý có giảm giá hay không. Điều này thể hiện rất rõ qua doanh số tiêu thụ ô tô qua các tháng trong năm.

Bên cạnh đó, những mẫu xe giảm giá thường là xe cần "thanh lý" (xe đời cũ hoặc xe sắp ra phiên bản mới, thế hệ mới). Đây là yếu tố khiến khách hàng không mặn mà. Ô tô đối với người Việt không chỉ đơn thuần là một phương tiện mà nó còn là một tài sản có giá trị lớn. Vì thế, khách Việt có thể từ chối mức giảm hấp dẫn của đại lý để chờ mua phiên bản mới, thế hệ mới với một số cải tiến hoặc nâng cấp mới.

Vì những lý do trên, cho dù thị trường ô tô bùng nổ khuyến mãi, ưu đãi cũng không thể tạo sự đột phá về doanh số trong những tháng cuối cùng của năm 2019. Nên chăng, các hãng xe cần có chiến lược giảm giá tối ưu trong suốt 12 tháng trong năm để người tiêu dùng không cảm thấy... bội thực. Liên tiếp nghe tin xe này xuống giá trăm triệu, xe kia giảm giá khủng nhưng đành bất lực... ngồi nhìn.

(Nguồn ảnh: Oto.com.vn)

 
loading