Dù muốn nhập khẩu, nhưng các hãng vẫn phải giữ ít nhất 1 mẫu ô tô lắp ráp

Thị trường ô tô|25/01/2019

Nếu không muốn bị cắt giảm ưu đãi từ Chính phủ Việt Nam, các hãng ô tô ở Việt Nam vẫn phải giữ ít nhất 1 mẫu xe lắp ráp trong nước dù thị trường xe nhập khẩu hưởng thuế 0% đã mở cửa từ đầu năm 2018.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Xu hướng nhập khẩu ô tô ASEAN hưởng thuế 0% lên "ngôi" tại Việt Nam

Theo cam kết thực hiện lộ trình của Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa các nước trong khu vực ASEAN, thuế nhập khẩu ô tô sẽ được giảm từ 40% xuống còn 30% vào ngày 1/1/2017 và chính thức còn 0% vào ngày 1/1/2018. Điều này tác động đến nhiều mặt của thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2018, đặc biệt là đến việc nhập khẩu xe hơi từ thị trường ASEAN. Theo đó, từ cuối năm 2017, nhiều hãng chuyển từ lắp ráp trong nước sang nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan hoặc Indonesia để hưởng ưu đãi thuế 0%. 

Dù muốn nhập khẩu, nhưng các hãng vẫn phải giữ ít nhất 1 mẫu ô tô lắp ráp a1

Xe nhập khẩu đang lên "ngôi" tại Việt Nam

Trong đó, hiện giờ Toyota Việt Nam (TMV) là hãng có nhiều xe nhập khẩu nhất với Toyota Avanza, Wigo, Rush... Đặc biệt, Toyota Fortuner từng là xe lắp ráp nhưng đã chuyển sang nhập khẩu từ cuối năm 2017. Chính vì thế, Toyota Fortuner là mẫu xe gây ra nhiều điều tiếng nhất của TMV khi lượng xe liên tục không đủ để cung cấp tại nước ta. 

Dù muốn nhập khẩu, nhưng các hãng vẫn phải giữ ít nhất 1 mẫu ô tô lắp ráp a2

Toyota sở hữu nhiều xe nhập khẩu tại Việt Nam

Nguyên 7 tháng đầu năm 2018, khách hàng Việt không thể mua được Toyota Fortuner bởi Nghị định 116 khiến thương hiệu Nhật Bản không thể nhập xe và xe chỉ bắt đầu được bán trở lại từ tháng 8/2018. Tuy nhiên, giá xe đã tăng đáng kể so với trước đây và đại lý "ép" khách hàng mua thêm phụ kiện mới giao xe với giá chênh lệch trong khoảng hơn 100-200 triệu đồng.

Với Honda Việt Nam (HVN), hãng xe này cũng chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu đối với mẫu xe Honda CR-V thế hệ mới và cũng gặp tình trang khó nhập tương tự như Toyota Fortuner. Tuy nhiên, HVN cũng là hãng đầu tiên ở Việt Nam vượt rào Nghị định 116 thành công và nhập khẩu lô hàng đầu tiên về nước hồi tháng 3/2018 và mở bán ngay sau đó. 

Dù muốn nhập khẩu, nhưng các hãng vẫn phải giữ ít nhất 1 mẫu ô tô lắp ráp a3

Honda CR-V lập kỷ lục doanh số trong tháng 4/2018

Trong tháng 4/2018, nhiều mẫu xe của thương hiệu này đạt đỉnh với doanh số khủng như Honda CR-V bán được đến 1.507 xe, cao nhất tính đến hiện nay của mẫu CUV này, Honda Jazz lần đầu được phân phối cũng hút khách và hiện là mẫu xe dẫn đầu phân khúc hatchback hạng B tại Việt Nam.

Ngoài TMV, HVN chuyển dịch lắp ráp xe sang nhập khẩu thì GM Việt Nam đã "khai tử" toàn bộ xe lắp ráp trong nước và chỉ còn Chevrolet Colorado, Trailblazer nhập khẩu Thái Lan. Với Ford Việt Nam, thương hiệu Mỹ cũng dừng sản xuất Ford Fiesta sau 8 năm có mặt tại nước ta và đẩy mạnh nhập khẩu các dòng xe như Ranger, Everest, Explorer... Mitsubishi chỉ còn lắp ráp Outlander.

Xem thêm:

video

Video đánh giá xe Toyota Fortuner hiện hành tại Việt Nam

Vì sao các hãng vẫn phải giữ ít nhất 1 mẫu xe lắp ráp trong nước?

Bước sang năm 2019, xu hướng nhập khẩu xe hơi vẫn đang được các hãng ưu tiên bởi ngoài được miễn thuế nhập khẩu thì thị hiếu của người tiêu dùng Việt vẫn ưa chuộng các dòng xe có xuất xứ nước ngoài. Tuy nhiên, nếu không muốn bị loại khỏi "cuộc chơi" của Chính phủ Việt Nam thì các hãng vẫn phải duy trì ít nhất một mẫu xe lắp ráp trong nước để thực hiện theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP.

Dù muốn nhập khẩu, nhưng các hãng vẫn phải giữ ít nhất 1 mẫu ô tô lắp ráp a4

Các hãng xe vẫn duy trì lắp ráp trong nước

Theo đó, Nghị định 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ đang áp dụng nhiều ưu đãi với xe lắp ráp trong nước bằng việc miễn thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho phần linh kiện sản xuất trong nước, các dòng xe có dung tích dưới 2.000cc được giảm thuế TTĐB. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ được miễn thuế nhập khẩu linh kiện lắp ráp xe kèm theo điều kiện doanh số chung cũng như mức tăng trưởng hàng năm.

Việc chính phủ ban hành Nghị định 116/2017 và Nghị định 125/2017 nhằm đảm bảo cân bằng giữa xe lắp trong nước và nhập khẩu ASEAN. Ngoài ra, việc ưu đãi cho các hãng có xe lắp ráp của Chính phủ cũng mong muốn các thương hiệu gia tăng tỷ lệ nội địa hóa ô tô ở Việt Nam qua đó giảm giá thành xe, ổn định cung cầu so với xe nhập khẩu.

Dù muốn nhập khẩu, nhưng các hãng vẫn phải giữ ít nhất 1 mẫu ô tô lắp ráp a5

Do đó, có thể thấy các thương hiệu đều phải giữ ít nhất một mẫu xe lắp ráp trong nước như: Honda lắp ráp City; Mitsubishi có Outlander; Toyota là Vios, Innova, Corolla Altils, Camry; Mazda gồm CX-5, Mazda 3/6, Kia có Morning, Cerato... Hyundai lắp ráp toàn bộ các mẫu xe tại nước ta.

Thực tế, các đơn vị sở hữu nhiều xe lắp ráp nhất tại Việt Nam cũng là những hãng nắm giữ nhiều thị phần nhất như Thaco, Toyota và Hyundai là 3 thương hiệu như vậy. 

Cụ thể, năm 2018 vừa qua, Trường Hải chiếm 27,3% thị phần dẫn đầu thị trường bằng việc sở hữu các thương hiệu Kia, Thaco Bus, Thaco Truck, Mazda, Peugeot, BMW. Tiếp đến là Toyota Việt Nam với 18,7% thị phần với các mẫu xe lắp ráp như Toyota Vios, Innova, Camry, Corolla Altis. Cuối cùng là Hyundai Thành Công đứng thứ 3 với 18% thị phần và đơn vị này sở hữu toàn bộ xe lắp ráp và nói không với xe nhập khẩu. 

Dù muốn nhập khẩu, nhưng các hãng vẫn phải giữ ít nhất 1 mẫu ô tô lắp ráp a6

Thị phần các hãng ô tô năm 2018

Nhìn chung, với nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ để ưu tiên ô tô có tỷ lệ nội địa hóa cao, các hãng xe vẫn không thể nhập khẩu toàn bộ mà vẫn giữ cho mình một "đường lui" tại Việt Nam.

 
loading