Cập nhật thủ tục mua xe cũ mới nhất hiện nay

Kinh nghiệm mua / bán xe|19/05/2020

Nếu muốn tậu "xế cưng" đã qua sử dụng thì người mua và người bán cần phải chuẩn bị những gì? Dưới đây là thủ tục mua xe cũ mới nhất hiện nay tại Việt Nam.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Cập nhật thủ tục mua xe ô tô cũ mới nhất hiện nay...

Thủ tục mua xe cũ đơn giản hơn bạn tưởng.

Thị trường ô tô cũ tại Việt Nam cũng sôi động và nhộn nhịp không kém xe mới bởi đây là lựa chọn hàng đầu của không ít khách hàng với nguồn ngân sách hạn hẹp. Tuy nhiên, quy trình mua bán xe ô tô cũ không đơn giản chỉ là thỏa thuận của người mua và người bán mà cần có sự "chứng kiến" của pháp luật để xe có thể lăn bánh hợp pháp trên đường. Vậy các thủ tục pháp lý trong thủ tục mua xe cũ sẽ bao gồm những gì? 

1. Mua bán ô tô cũ cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Mua bán ô tô cũ cần chuẩn bị giấy tờ gì

Cả 2 bên mua và bán cần chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ bản chính khi làm thủ tục mua ô tô cũ cụ thể như sau:

Đối với bên bán xe ô tô:

  • Giấy đăng ký xe ô tô bản chính

  • Sổ đăng kiểm ô tô bản chính

  • Bảo hiểm ô tô (nếu có)

  • CMND và sổ hộ khẩu bản chính

  • Giấy xác nhận độc thân nếu chưa lập gia đình hoặc giấy đăng ký kết hôn nếu đã lập gia đình và CMND của vợ hoặc chồng người bán xe ô tô để loại trừ tranh chấp dân sự về sau.

Đối với bên mua xe ô tô:

  • CMND và sổ hộ khẩu bản chính

  • Tiền để mua xe và lệ phí sang tên

Box tư vấn mua xe - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!

2. Làm hợp đồng và công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô cũ

Sau khi kiểm tra, xem xét giấy tờ, tình trạng xe và "chốt" giá, cả 2 bên mua và bán ô tô cũ cần phải đến phòng công chứng để làm hợp đồng và công chứng hợp đồng mua-bán xe. 

Ở đây, phòng công chứng sẽ hướng dẫn các thủ tục và chuẩn bị sẵn hợp đồng. Sau đó, phòng công chứng xác nhận hợp đồng có chữ ký giữa bên mua và bán có giá trị sẽ tiến hành thu phí (dựa trên % giá trị mẫu xe được mua bán) và đóng dấu. 

Hợp đồng được làm thành 03 bản chính và mỗi bên giữ 01 bản chính. Nếu 2 bên mua và bán cùng tỉnh thì thủ tục mua và bán coi như hoàn tất. 

Tuy nhiên, nếu 2 bên mua và bán khác tỉnh thì bên bán cần thực hiện thêm thủ tục "Rút hồ sơ gốc của xe". Bộ hồ sơ gốc này sẽ được bên bán giao lại cho bên mua để bên mua đóng phí trước bạ và nộp lại hồ sơ tại địa phương mình. 

3. Đóng phí trước bạ

Đóng phí trước bạ là một trong những thủ tục bắt buộc trong quá trình mua bán ô ô cũ hay mới. Theo đó, bên mua sẽ đến Chi cục thuế cấp quận/huyện nơi mình sinh sống để đóng phí trước bạ cho xe và chuẩn bị các loại giấy tờ gồm: 

  • Giấy đăng kí xe

  • Hồ sơ gốc của xe (nếu có)

  • Hợp đồng mua bán xe

  • CMND

  • Tiền lệ phí trước bạ

  • Phiếu khai phí trước bạ xe (phát miễn phí)

Trong đó, tỷ lệ tính phí trước bạ dựa trên thời gian sử dụng xe ô tô kể từ năm sản xuất (năm sản xuất được tính là 1 năm) và dựa theo tỷ lệ phần trăm giá trị xe mới cùng loại. Người mua có thể ước tính phí trước bạ dựa vào công thức dưới đây: 

Phí trước bạ = (Giá xe niêm yết mới x Giá trị còn lại của ô tô) x Phí trước bạ xe cũ (2%)
Thời gian sử dụng Tỷ lệ giá trị còn lại
01 năm 85%
01-03 năm 70%
03-06 năm 50%
06-10 năm 30%
Trên 10 năm 20%

Có thể bạn quan tâm: Lệ phí trước bạ là gì? Cập nhật bảng tính lệ phí trước bạ ô tô năm 2020

4. Làm thủ tục sang tên đổi chủ

Làm thủ tục sang tên đổi chủ khi mua ô tô cũ...

Bên mua cần đến Công an giao thông cấp quận/huyện nơi mình sinh sống để làm thủ tục sang tên đổi chủ. Kinh nghiệm cho phía người mua là nếu có nhu cầu sơn lại hay đổi màu xe thì thực hiện luôn, tránh việc phải làm thêm một lần thủ tục chuyển màu xe. 

Thủ tục sang tên đổi chủ khi mua bán xe ô tô cũ

Bước tiếp theo trong thủ tục mua xe cũ là sang tên đổi chủ khi mua bán xe ô tô cũ.

Về bên mua: Cần chuẩn bị các giấy tờ và thực hiện các đầu việc sau: 

  • Mang toàn bộ hóa đơn thuế trước bạ và hồ sơ đến cơ quan công an đăng ký xe để làm thủ tục đăng ký.

  • Cà số máy, số khung để dán vào tờ khai và tiến hành nộp cho cơ quan công an.

  • Chờ khoảng 10 ngày để lấy đăng ký xe mới. Xe sẽ được cấp ngay biển số mới và được hẹn ngày đến lấy đăng ký xe nếu thuộc dạng chuyển vùng. 

Trong trường hợp, xe ô tô không có hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng ủy quyền thì sẽ mất nhiều thời gian hơn, đến 30 ngày. Đây là thời gian để xác minh nguồn gốc xe. Cơ quan đăng ký có cấp tạm giấy hẹn có giá trị sử dụng trong vòng 30 ngày. 

Về bên bán: Sẽ có tờ khai đăng ký xe ô tô và cần phải có chữ ký của bên bán, vì vậy, bên mua cần thương lượng với bên bán trước để sắp xếp thời gian phù hợp hoàn tất các thủ tục cuối cùng. 

Chi phí cấp mới và đổi lại biển số (Đơn vị: đồng):

Loại chi phí Phương tiện Khu vực I Khu vực II Khu vực III
Cấp mới biển số Ô tô (trừ ô tô con dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) không hoạt động kinh doanh vận tải 2.000.000 đến 20.000.000 1.000.000 200.000
Sơ mi rơ móc đăng ký rời, rơ móc 100.000 đến 20.000.000 100.000 100.000
Cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký kèm theo biển số Ô tô (trừ ô tô con dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) không hoạt động kinh doanh vận tải 150.000 150.000 150.000
Sơ mi rơ móc đăng ký rời, rơ móc 100.000 100.000 100.000
Cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký không kèm theo biển số 30.000 30.000 30.000
Cấp giấy đăng ký và biển tạm thời 50.000 50.000 50.000
Đóng lại số khung, số máy 50.000 50.000 50.000

Có thể bạn quan tâm: Mua ô tô cũ có cần sang tên không? Thủ tục sang tên ô tô cũ

5. Đổi sổ lưu hành

Trường hợp bên bán và bên mua khác tỉnh, bên mua sẽ phải đến trạm đăng kiểm đổi số lưu hành, khám lưu hành xe và đăng ký mới chính chủ. Còn nếu cả bên bán và mua cùng tỉnh, bên mua có thể sử dụng xe đến hết thời gian lưu hành trên tem kiểm định và sổ đăng kiểm. Sau đó, gần hết thời hạn, bên mua cần đi đăng kiểm lại.

Trên đây là những giấy tờ, thủ tục mua bán xe ô tô cũ mới nhất hiện nay tại Việt Nam. Dù là người mua hay người bán, chúng ta đều cần nắm rõ để tránh rủi ro không đáng có trong quá trình giao dịch và đặc biệt là tiết kiệm thời gian. 

 
loading