Đánh giá ưu nhược điểm khi mua ô tô sử dụng động cơ tăng áp

Kinh nghiệm mua / bán xe|14/01/2021

Với các quy định về tiết kiệm nhiên liệu được thắt chặt hơn, ngày càng nhiều các nhà sản xuất ô tô sử dụng động cơ tăng áp. Vậy ưu nhược điểm của động cơ tăng áp là gì?

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Với một chiếc xe sử dụng hệ thống tăng áp, nó sẽ chỉ cần một động cơ nhỏ hơn nhưng có thể cung cấp hiệu suất tương đương với một động cơ có dung tích lớn hơn mà vẫn đem lại hiệu quả nhiên liệu tốt hơn trong quá trình vận hành.

Ở Việt Nam, theo xu thế phát triển của công nghệ động cơ, công nghệ động cơ tăng áp dần phổ cập và xuất hiện nhiều hơn trên các dòng xe phổ thông. Điển hình là Ford Ecosport, Hyundai Tucson, Hyundai Elantra, Hyundai Kona, Honda CR-V, Kia Seltos... Chủ yếu được trang bị trên phiên bản cao cấp nhất do giá thành cao.

Nổi bật nhất là động cơ EcoBoost của Ford Ecosport 1.0L, khi động cơ này chạy mượt mà trong thành phố, khả năng vượt tăng tốc tốt nhưng vẫn tiết kiệm nhiên liệu. Trong khi đó, mẫu xe cạnh tranh với Ford Ecosport, Kia Seltos cũng đem lại thành công vang dội ngay khi ra mắt, tất cả các phiên bản của chiếc xe này đều sử dụng động cơ tăng áp.

Chức năng bộ tăng áp trong động cơ ô tô

Bộ tăng áp là một thiết bị tăng công suất được gắn vào ống xả của xe. Một bộ tăng áp có hai cổng riêng biệt, ống xả và cửa nạp. Một trục tăng áp có các tuabin nhỏ được lắp ở hai đầu.

Cách thức hoạt động của động cơ tăng áp.

Cách thức hoạt động của động cơ tăng áp.

Một tua bin nằm trong cửa xả (màu hồng), một tua-bin khác nằm trong cửa nạp (màu đỏ). Khi luồng khí thải đủ mạnh làm quay tua-bin và máy nén, tạo ra luồng không khí nóng tiếp tục đi qua bộ phận làm mát rồi vào động cơ. Khi có thêm không khí, hiệu suất đốt sẽ tăng lên. 

Động cơ tăng áp cần chăm sóc bảo dưỡng nhiều hơn không? 

Câu trả lời ngắn gọn là có. Lý do đầu tiên là rõ ràng thêm bộ tăng áp vào động cơ nhỏ hơn khiến nó hoạt động mạnh hơn. Một bộ tăng áp làm tăng áp suất và nhiệt độ bên trong buồng đốt, làm tăng cường độ làm việc của tất cả các bộ phận bên trong bao gồm piston, van và miếng đệm đầu xi-lanh, dẫn tới càng nhanh mòn các chi tiết bộ phận.

Lý do thứ hai là lý do cố hữu trong thiết kế của bộ tăng áp: nó phải làm việc ở nhiệt độ khắc nghiệt của khí thải nóng. Khi đó, dầu động cơ sẽ nhanh bị biến chất hơn dưới nhiệt độ cao. Do vậy, không được để mức dầu thấp, sử dụng chất lượng dầu kém hoặc khoảng cách giữa các lần thay dầu không đều nhau.

Hầu hết các xe sử dụng động cơ tăng áp cần dầu tổng hợp với chất lượng cao và khoảng thời gian bảo dưỡng ngắn hơn. Một số yêu cầu sử dụng xăng cao cấp.

Động cơ tăng áp có đáng tin cậy không?

Do phải làm việc với cường độ cao liên tục, nên động cơ tăng áp sẽ dễ gặp hỏng hóc hơn động cơ hút nạp khí tự nhiên. Tuy vậy, động cơ tăng áp vẫn được đánh giá là đáng tin cậy.

Động cơ tăng áp trên xe Ford Ecoboost.

Động cơ tăng áp trên xe Ford Ecosport

Động cơ tăng áp có nhiều thành phần hơn động cơ hút khí tự nhiên (không tăng áp). Chúng bao gồm các thành phần như cửa xả thải, bộ làm mát, hệ thống điều khiển tăng áp, bơm chân không và hệ thống thông gió cắc-te phức tạp hơn. Càng nhiều bộ phận, càng dễ xảy ra sai sót.

Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, các lỗi thường gặp trên động cơ tăng áp như chảy dầu, rò rỉ hoặc vỡ ống nén khí, lỗi hệ thống làm mát khí nạp.

Bài viết liên quan: Vì sao Ford EcoSport Mới cắt bỏ lốp dự phòng?

Ưu nhược điểm của động cơ tăng áp

Mục đích ban đầu khi thiết kế động cơ tăng áp là để tăng sức mạnh cho động cơ khi leo đèo, dốc nhưng công nghệ này đã thực sự chứng minh hiệu quả của mình trên các dòng xe SUV, CUV đô thị.

3/4 phiên bản của Kia Seltos sử dụng động cơ tăng áp.

Tất cả các phiên bản của Kia Seltos sử dụng động cơ tăng áp.

Do tăng hiệu suất của động cơ nhưng không tăng lượng xăng và dầu nên động cơ tăng áp đạt được cả hai mục đích là cải thiện hiệu suất và bảo vệ môi trường. Hơn nữa, do động cơ nhỏ nên mức thuế đánh vào cũng sẽ thấp hơn, do vậy chúng có giá tiếp cận tốt hơn. 

Động cơ tăng áp thích hợp để tăng tốc nhanh khi vượt. Nhưng nó không phù hợp để kéo một chiếc rơ-moóc nặng, đặc biệt là khi lái xe trên đường dài vì sẽ gây áp lực nhiều hơn cho động cơ cỡ nhỏ.

Nhược điểm dễ thấy là nó có độ trễ cao do cần phải đạt được vòng tua lớn để đủ lượng khí xả cho hệ thống tăng áp hoạt động. Ngoài ra, do có nhiều chi tiết hơn, nên dễ xảy ra sai sót trong quá trình vận hành. Những xe sử dụng động cơ tăng áp cần phải chăm sóc bảo dưỡng kỹ hơn và nhiều hơn. Ngoài ra, chi phí này cũng cao hơn so với động cơ truyền thống. 

Có thể bạn quan tâm: Tại sao nhiều người vẫn có niềm đam mê đặc biệt với xe số sàn?

(Nguồn ảnh: Internet)

 
loading