Kinh nghiệm lái xe số tự động đi qua đèo, dốc nguy hiểm

Kinh nghiệm lái xe|11/09/2021

Những kinh nghiệm từ các tài già sẽ giúp các bác tài mới hay chưa có nhiều kinh nghiệm bổ sung các kiến thức, kỹ năng khi đi đường đèo nguy hiểm.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Lái xe số tự động qua đường đèo dốc cao là kỹ năng khó nhằn với các tài mới.

Lái xe số tự động qua đường đèo dốc cao là kỹ năng khó nhằn với các tài mới.

Địa hình nước ta nổi tiếng với hàng loạt những con đèo hiểm trở như Mã Pì Lèng, Khau Phạ, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Bảo Lộc.... nằm giữa núi rừng trùng điệp nhưng lại thuộc vào những cung đường đèo nguy hiểm bậc nhất. 

Rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên những con đèo "tử thần" này. Những khúc gấp nhanh, đường uốn lượn quanh co là thử thách khó nhằn cho những tài mới. Cộng thêm với việc người tham gia giao thông thiếu ý thức, phóng nhanh vượt ẩu, không tuân thủ làn đường sẽ làm tăng nguy cơ gặp tai nạn giao thông. 

Box tư vấn mua xe - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!

Vì vậy, các bác tài cần chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm lái xe số tự động đi qua đèo, dốc nguy hiểm để bảo đảm an toàn. 

Cách di chuyển đường đèo với xe số tự động AT

Lái xe số tự động khá đơn giản khi đi trong nội đô, nhưng lại là câu chuyện hoàn toàn khác di chuyển ở các địa hình phức tạp. Ở những cung đèo có độ dốc cao người lái phải chuyển xe về chế độ số tay để kiểm soát xe được tốt hơn. 

Các số L1, L2, và D3 thường được sử dụng khi xe lên, xuống dốc.

Các số L1, L2, và D3 thường được sử dụng khi xe lên, xuống dốc.

Dù là sử dụng loại hộp số thì các cần số của xe số tự động đều có những chức năng tương tự nhau: P (đỗ), R (lùi), N (tự đo), D (tiến). Ngoài ra, một số xe số tự động còn có thêm chức năng số tay M+/-; D (D2, D3); L (L2)... Chế độ số tay được điều khiển qua lẫy chuyển số hoặc cần số. 

Leo đèo, dốc cao

Đi leo dốc đường đèo khá đơn giản, người lái chỉ cần để cần số ở vị trí D là xong, xe sẽ tự tính toán để chuyển số cho phù hợp. Hơn nữa, các nhà sản xuất cũng khuyến cáo tài xế không nên và không cần thiết phải chuyển vị trí cần số nhiều – mà hãy để hộp số tự động làm, bản thân chữ "tự động" đã nói lên tất cả.

Đổ đèo, dốc

Đổ đèo dốc lớn lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Lúc này, không chỉ lực kéo từ động cơ mà lực kéo từ quán tính cũng làm xe đi nhanh hơn. Nhiều tài xế thường có thói quen là rà phanh để hãm xe, nhưng đây cũng là một sai lầm chết người khi đi đổ đường đèo dốc. 

Khi xuống dốc, các bác tài không nên rà phanh liên tục vì dẽ gây cháy má phanh.

Khi xuống dốc, các bác tài không nên rà phanh liên tục vì dẽ gây cháy má phanh.

Rà phanh liên tục sẽ làm quá nhiệt trong hệ thống phanh, sôi dầu phanh khiến hệ thống phanh mất tác dụng. Theo kinh nghiệm lái xe số tự động, cách tốt nhất là sử dụng cách phanh bằng động cơ của xe. 

Để phanh bằng động cơ xe, đầu tiên tài xế hãy chuyển xe về các số thấp như L, D1, D2 ( có xe ghi 2, 1, L; hoặc M+, M-). Lúc này, tài xế hãy chuyển về các số như M+, L1, D1 để dùng động cơ để hãm xe lại. 

Trong trường hợp xe đã chuyển về các số thấp mà xe vẫn lao nhanh, tốc độ không bảo đảm an toàn thường trên 50 km, tài xế tiếp tục hạ số về các số thấp hơn như M-, L2, D2 (D3) một lần nữa. Khi thấy xe chậm lại tức là đã cài số đúng, chỉ cần đạt đạp phanh khi cần thiết, không cần rà phanh liên tục. 

Nhớ quy tắc "Lên số nào, xuống số đó"

Đây là quy tắc lên, xuống đèo được nhiều tài xế truyền tai nhau, không chỉ áp dụng cho xe số sàn mà còn áp dụng cho cả xe số tự động. Quy tắc này được giải thích như sau, khi lên dốc cần đi ở số thấp để tận dụng lực kéo, ngược lại khi xuống dốc cũng về số thấp để phanh động cơ ghìm xe đúng tốc độ. 

Đi đường đèo dốc.

Quy tắc "Lên số nào, xuống số đó" không đúng trong tất cả các trường hợp, tài xế nên dựa vào tình hình thực tế.

Tuy quy tắc này không chính xác hết trong tất cả trường hợp, vì thực tế nhiều con dốc, đèo có độ dốc khác nhau ở hai mặt, nhưng quy tắc này rất có ý nghĩa với các tài mới. Tùy vào tình hình thực tế mà các bác tài tăng thêm hay giảm số để kiểm soát xe được tốt nhất. 

Xem thêm: 

Những điều cần chuẩn bị trước khi xuất phát

Không chỉ đi đổ đèo, dốc cao mà bất kỳ khi nào đi trên các hành trình dài, các bác tài nên kiểm tra các bộ phận sau trước khi xuất phát để bảo đảm an toàn nhất. 

Đầu tiên, kiểm tra độ mòn, áp suất lốp, tuổi thọ lốp. Nếu lốp đã qua 5-6 năm, hoặc mất hết hoa lốp, có dấu hiệu nứt, phồng... thì tài xế nên thay mới. Bởi lốp cũ thường yếu có nguy cơ bị thủng, bục săm, nổ lốp. 

Thứ hai, kiểm tra hệ thống phanh, chúng ta sẽ kiểm tra má phanh, dầu phanh, tình trạng phanh... xem có bất thường gì không?  Nếu phanh bị kêu, phanh bị nặng, bàn đạp phanh thấp... thì cần mang xe đến gara để xử lý ngay. 

Thứ ba, kiểm tra cần gạt mưa. Khi đi đường đèo dốc cao rất dễ gặp phải hiện tượng sương mù, mưa... Vì vậy cần gạt mưa phải hoạt động tốt thì mới có thể làm sạch kính lái, đảm bảo tầm nhìn.

Cuối cùng, đừng quên kiểm tra hệ thống nhiên liệu vì đi đường đèo, dốc cao hoặc đi đến các khu vực vùng sâu, vùng xa có rất ít các trạm tiếp nhiên liệu, do đó xe cần được đổ đầy nhiên liệu trước khi lên hay xuống đèo.

(Nguồn ảnh: Internet)

 
loading