Cách chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp như 'thợ lành nghề'

Chăm sóc và bảo dưỡng ô tô|24/04/2020

Chăm sóc và bảo dưỡng xe hơi một cách chuyên nghiệp giúp xe hoạt động bền bỉ và tránh bị hư hỏng vặt.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Những chiếc xe đời mới không yêu cầu việc chăm sóc bảo dưỡng xe thường xuyên như các xe đời cũ. Nhưng không vì vậy mà bạn bỏ qua việc chăm sóc bảo dưỡng xe định kỳ như thay dầu, bu-gi...Điều này sẽ giúp cho xe hơi của bạn luôn hoạt động trong trạng thái tốt.

Có rất nhiều bộ phận cần phải kiểm tra và bảo dưỡng. Tuy nhiên dưới đây là những danh mục đầu tiên để chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp:

  • Dầu động cơ

  • Dầu hộp số tự động

  • Kiểm tra áp suất và các vấn đề liên quan đến lốp xe

  • Nước làm mát động cơ

  • Hệ thống điện

  • Nội thất

Ô tô rất dễ bị hư hỏng khi di chuyển trong điều kiện đường sá và thời tiết ở Việt Nam. Mỗi khi thấy triệu chứng hay phát hiện hư hỏng tài xế nên đưa ngay đến cơ sở chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân và sửa ngay lập tức, không nên để lâu vì có thể gây hại cho các bộ phận khác.

Dầu động cơ

Kiểm tra mức độ dầu thường xuyên và theo dõi rò rỉ. Sử dụng que thăm để kiểm tra và đỗ xe trên bề mặt phẳng để đo được chính xác. Nếu mức độ thấp, hãy đổ đầy bình nhưng đừng đổ đầy quá mức. Ngoài ra, sửa chữa ngay lập tức nếu bạn tìm thấy bất kỳ rò rỉ.

Kiểm tra dầu của động cơ và các mức chất lỏng khác bằng que tăm.

Kiểm tra dầu của động cơ và các mức chất lỏng khác bằng que tăm.

Thay dầu mỗi khi 5000 km. Kích xe và mở nắp dầu của xe bạn lên, sau đó tháo bu-lông bên dưới bể chứa dầu. Đây là bu-lông cho phép dầu chảy ra bên ngoài, sau đó bạn nên xác định vị trí của bộ lọc dầu và thay thế nó. 

- Đổ đúng lượng và loại dầu vào bể chứa dầu, sau đó lắp lại nắp. 

- Những loại xe có công suất khác nhau sẽ yêu cầu lượng dầu khác nhau. Bạn cần tham khảo thông tin trên hướng dẫn sử dụng hoặc các cơ sở bảo dưỡng để thay loại dầu chính xác.

Dầu hộp số tự động

Nắp xi-lanh của các xe số tự động thường được niêm phong. Nếu xe bạn không phải là một trong số những loại này thì bạn có thể mở nắp và kiểm tra lượng dầu bên trong khi động cơ còn ấm và đang chạy. Kiểm tra lượng dầu trong bể chứa dầu và bơm trợ lực lái cùng một lúc.

Kiểm tra áp suất lốp và xoay lốp xe 

Mỗi lốp xe nên được bơm đúng psi. Bạn phải kiểm tra tất cả áp suất của lốp xe, kể cả phụ tùng một lần/tháng và trước những chuyến đi đường dài. Ngoài ra, xoay lốp xe của bạn thường xuyên để đảm bảo rằng chúng mòn đều. 

Ghi chú: Bạn nên xoay lốp xe ô tô sau mỗi 8000 km

Xoay lốp xe ô tô sau mỗi 8000 km.

Hãy chắc chắn rằng xe của bạn mòn đều, bằng cách thay đổi chéo định kỳ. 

- Lốp trước và sau mòn khác nhau vì lốp trước làm hầu hết phanh và rẽ.

- Với một số lốp xe, bạn cũng có thể trao đổi chúng từ bên này sang bên kia.

- Nếu lốp xe của bạn có mũi tên hướng trên lề, hãy giữ những mũi tên đó hướng về phía trước xe, không trao đổi lốp xe sang phía bên kia.

Nước làm mát động cơ

Theo những người có kinh nghiệm lái xe ô tô cho biết, thông thường nước làm mát cần được thay sau mỗi 40.000 - 50.000 km lăn bánh (khoảng 2-3 năm). Đối với những xe lần đầu thay nước làm mát có thể thay sau khoảng 50.000 km nhưng từ lần sau phải thay theo tần suất này.

Các loại nước làm mát xe ô tô hiện nay.

Các loại nước làm mát xe ô tô phổ biến hiện nay.

Hơn nữa, đặc biệt vào mùa hè, người dùng cần kiểm tra mực nước làm mát thường xuyên, nếu quá thấp thì phải rót thêm vào. Đồng thời tài xế cần phải kiểm tra hệ thống làm mát để tránh bị rò rỉ. 

Bảo trì hệ thống điện

Làm sạch hệ thống pin của bạn hằng năm

Hệ thống dây điện kết nối hệ thống pin có thể bị ăn mòn hoặc bám bụi bặm sau một năm sử dụng, khiến cho dòng điện có thể bị nhập nhằng. Tháo hết 2 cực của ắc-quy và dùng bột nở (banking soda) để làm sạch hết các bụi bẩn. 

- Sử dụng bàn chải và hỗn hợp để làm sạch tất cả sự ăn mòn, bụi bẩn của các cột pin và các kết nối kim loại trên dây cáp.

- Lau sạch các cột pin bằng giẻ ẩm, sau đó kết nối các cực với pin một lần nữa.

- Kết nối các dây điện. 

Thay thế cầu chì khi bị nổ

Nếu một số đèn tắt trong nội thất xe của bạn, rất có thể đó là cầu chì bị nổ. Xác định vị trí 2 hộp cầu chì trong xe của bạn. Một cái thường ở gần đầu gối trái của bạn khi ngồi ở ghế lái và cái còn lại thường được tìm thấy bên trong khoang máy. 

Kiểm tra và thay thế cầu chì trong xe hơi.

Kiểm tra và thay thế cầu chì trong xe hơi.

- Tìm cầu chì bị hỏng và tìm cái mới phù hợp cường độ dòng điện. 

- Số ampe của cầu chì được ghi trên nó. Chắc chắn cầu chì mới có cùng số ampe với cầu chì mà đang định thay thế. 

Thay bu-gi sau 50.000 km

Mở mui xe và xác định vị trí dây bu-gi chạy vào đỉnh động cơ, bạn nên thay bu-gi sau mỗi 50.000 km. 

Nội thất

 

Tự vệ sinh nội thất xe ô tô sau mỗi lần rửa và hút sạch bụi theo định kỳ.

Tự vệ sinh nội thất xe ô tô sau mỗi lần rửa và hút sạch bụi theo định kỳ

Một cách truyền thống đơn giản và hiệu quả mà các chủ xe có thể tự làm là vệ sinh nội thất sau mỗi lần rửa và hút sạch bụi theo định kỳ. Vật dụng cần chuẩn bị là hai chiếc khăn sạch và nước ấm. 

- Dùng một chiếc khăn sạch nhúng nước ấm, sau đó vắt ráo nước và lau nhẹ lên bề mặt nội thất xe.

Lưu ý: Lau kỹ các khe sâu bởi đây là vị trí đọng bụi bẩn và là ngọn nguồn của những mùi hôi khó chịu bao gồm: các kẽ nệm ghế, cửa gió điều hòa, các hốc trên bảng táp-lô... hay các vị trí có thể tháo/lật ra như: nắp hộc chứa đồ, hộc đựng găng tay hay túi đựng đồ ở lưng ghế. Phương pháp này có thể áp dụng với cả các chi tiết bằng nỉ như hệ thống ghế nỉ, trần xe,...

- Dùng chiếc khăn khô sạch thứ hai lau lại một lần nữa.

Với các mẫu xe ô tô có nội thất bọc da thật, chủ xe có thể tự mua hóa chất dưỡng da ô tô về để làm mềm bề mặt da. Dẫu vậy, khi nội thất xe đã cần đến sự chăm sóc chuyên nghiệp của các loại hóa chất chuyên dùng thì mỗi loại chất liệu khác nhau sẽ cần các loại hóa chất khác nhau để làm sạch. Ví dụ, Sonax sẽ cung cấp các sản phẩm hóa chất để làm sạch và dưỡng nội thất da/nỏ, làm sạch cửa kính hay làm sạch và chăm sóc các bề mặt nhựa...

Có thể bạn quan tâm:

Những dấu hiệu cảnh báo xe ô tô của bạn đang có vấn đề

Dưới đây là những dấu hiệu mà bạn cần đưa xe đến những nơi có hệ thống chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp càng sớm càng tốt.

  • Đèn cảnh báo bảng điều khiển vẫn sáng

  • Xe có những rung động bất thường

  • Đồng hồ đo nhiệt độ tăng cao

  • Xe có những tiếng động lạ

  • Chỉ số đo trên đồng hồ áp suất thấp

  • Chiếc xe có xu hướng lái sang một bên hoặc khó kiểm soát

  • Sử dụng dầu hoặc nhiên liệu nhiều bất thường

  • Khó khởi động 

  • Để lại dầu hoặc chất làm mát khi di chuyển

  • Có khói thải dày và có màu sắc bất thường

  • Rò rỉ chất lỏng bên dưới xe, bao gồm dầu, điện và dầu phanh, truyền hoặc chất lỏng khác (điều hòa không khí có thể khiến nước chảy xuống dưới xe)

Kết luận: Việc chăm sóc xe hơi tốt nhất là theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, bạn đừng quên việc lên kế hoạch chăm sóc bảo dưỡng chuyên nghiệp cho xe hàng tuần, tháng, quý, năm.

(Nguồn ảnh: Internet)

 
loading