So với các quốc gia khác, xử phạt tài xế uống rượu bia tại Việt Nam vẫn còn... nhẹ chán

Thị trường ô tô|06/01/2020

Quy định mới về xử phạt lái xe uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tại Việt Nam vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác, mức xử phạt vẫn được coi là khá nhẹ nhàng.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Quy định mới về xử phạt lái xe uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tại Việt Nam vấp phải nhiều ý kiến trái chiều 1

Quy định mới về xử phạt lái xe uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tại Việt Nam vấp phải nhiều ý kiến trái chiều

Quy định mới về xử phạt lái xe sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông

Theo tin tức pháp luật về xe, bước sang năm 2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, bao gồm quy định siết chặt xử phạt đối với hành vi sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Điều 5, khoản 6, 8, 10 quy định mức xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng,

8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

Phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Tài xế uống rượu bia khi tham gia giao thông sẽ bị phạt nặng 1

Tài xế uống rượu bia khi tham gia giao thông sẽ bị phạt nặng

So với các quốc gia khác, xử phạt lái xe uống rượu bia tại Việt Nam vẫn còn... nhẹ chán

Quy định mới về xử phạt lái xe sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, nếu so với nhiều quốc gia khác trên thế giới, có vẻ như quy định này còn… quá nhẹ. Cụ thể:

Tại Mỹ, lái xe trong tình trạng say xỉn sẽ có thể bị xử lý hình sự.

- Vi phạm lần đầu với nồng độ cồn từ 0,08-0,18%:

  • Phạt 500-1.000 USD
  • Phạt tù tới 12 tháng
  • Tước bằng lái xe 6 tháng.

- Vi phạm lần đầu với nồng độ cồn trên 0,18%:

  • Phạt tối thiểu 1.000 USD
  • Phạt tù tối thiểu 12 tháng
  • Tước bằng lái xe 12 tháng
  • Bắt buộc lắp đặt thiết bị kiểm tra nồng độ cồn trước khi được phép khởi động xe.

- Tái phạm hơn 3 lần khiến người khác bị thương hoặc gây tai nạn chết người:

  • Phạt tù từ 10 năm đến chung thân
  • Tước bằng lái xe
  • Tịch thu phương tiện
  • Hủy đăng ký xe.

So với các quốc gia khác, mức xử phạt cho tài xế sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông còn khá nhẹ nhàng 1

So với các quốc gia khác, mức xử phạt cho tài xế sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông còn khá nhẹ nhàng

Tại Canada, tài xế vi phạm lần đầu tiên với nồng độ cồn vượt quá 0,04% sẽ phạt 1.000 USD và tái phạm sẽ bị phạt tù 30 ngày. Nếu vi phạm lần thứ 3, mức phạt tù tăng lên 120 ngày. Thậm chí, mức án cao nhất cho tài xế sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện dù phạm tội lần đầu tiên hay tái phạm đều là 10 năm tù.

Bên cạnh đó, Chính phủ Canada cũng quy định trường hợp tài xế say xỉn và gây thương tích cho người khác sẽ đối diện với án tù từ 2-14 năm. Trong trường hợp gây chết người, mức án cao nhất là tù chung thân và buộc nộp phạt 1.000 USD-2.000 USD tùy nồng độ cồn trong máu. Ngoài ra, nếu lái xe từ chối yêu cầu thử nồng độ từ cảnh sát sẽ phạt tối thiểu 50 USD.

Tại Nam Phi, quy định xử phạt với tài xế sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện khắt khe hơn khi tài xế có thể bị phạt 10.000 USD, đối diện mức án 10 năm tù hoặc cả 2 ngay trong lần đầu tiên vi phạm.

Tại Anh, chỉ cần phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép (thậm chí chỉ cần ngồi trên xe mà chưa điều khiển), lái xe có thể bị phạt tù từ 3-6 tháng, phạt tiền từ 2.500 bảng và tước bằng lái 12 tháng (hoặc 36 tháng nếu tái phạm). Ngoài ra, công dân Anh bị kết tội liên quan đến các hành vi lái xe trong tình trạng nồng độ cồn vượt quá mức cho phép sẽ rất khó khăn trong quá trình nhập cảnh vào các quốc gia khác ở châu Âu hay Mỹ.

Lái xe sử dụng rượu bia có thể bị phạt tù 1

Lái xe sử dụng rượu bia có thể bị phạt tù

Tại Nhật Bản, tài xế có nồng độ cồn từ 0,03% - 0,7999%, có thể bị phạt đến 4.000 USD và 3 năm tù. Nếu đo được ở mức từ 0,08% trở lên, tài xế phải đối diện với mức án phạt 5 năm tù và phạt tiền tối đa 8.800 USD. Pháp luật nước này cũng quy định trong trường hợp gây tai nạn do say rượu, tài xế sẽ phải ngồi tù 15 năm và nếu gây chết người là 20 năm.

Trung Quốc cũng áp dụng quy định mức cồn trong máu nghiêm khắc, cho phép ở mức 0,02%. Từ 0,02% - 0,08%, lái xe sẽ bị phạt 1.00 -2.000 nhân dân tệ và tước Giấy phép lái xe trong 6 tháng. Trong trường hợp nồng độ cồn trên mức 0,08%, lái xe có thể bị phạt tù 3 năm và bị tước bằng lái xe và không được cấp bằng trở lại trong 5 năm sau đó. Thậm chí, nếu gây thương tích nghiêm trọng hoặc gây chết người, tài xế sẽ bị tước giấy phép lái xe vĩnh viễn và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, các quốc gia như Hà Lan, Thụy Điển, Pháp,... cũng có những quy định và chính sách cực kỳ mạnh mẽ dành cho hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong tình trạng say rượu nhằm nâng cao ý thức của công dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia.

Ảnh: Internet

 
loading