Ô tô, xe máy không có bảo hiểm bắt buộc bị phạt bao nhiêu từ năm 2020?

Thị trường ô tô|17/04/2020

Các phương tiện khi tham gia giao thông phải có bảo hiểm bắt buộc. Nếu không có, tài xế ô tô, xe máy có thể bị xử phạt theo quy định mới từ năm 2020.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Nhiều người dân khi tham gia giao thông vẫn chưa ý thức được việc mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự. Đây cũng là một trong những lỗi vi phạm phổ biến nhất. Do vậy, tài xế cần phải biết các loại giấy tờ phải mang khi tham gia giao thông.

Các loại giấy tờ phải mang khi tham gia giao thông

Tại khoản 2, điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông cần mang các loại giấy tờ sau: 

  • Đăng ký xe;

  • Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;

  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;

  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Ngoài ra, tại Nghị định 103/2008/NĐ-CP cũng quy định rõ chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự. Trong đó, tài xế phải tuân theo các quy định, nguyên tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính quy định.

Như vậy, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay còn gọi Bảo hiểm bắt buộc là giấy tờ mà tài xế bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông.

Do vậy, tài xế nên mua bảo hiểm bắt buộc để bảo vệ tài sản của mình và cũng tránh được rủi ro trong quá trình tham gia giao thông. Được biết, bảo hiểm bắt buộc có thể chi trả trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm (100 triệu đồng) nếu xảy ra tai nạn giao thông. Lúc này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe.

Tài xế phải mang bao hiểm bắt buộc khi tham gia giao thông.

Tài xế phải mang bao hiểm bắt buộc khi tham gia giao thông.

Mức phí đóng bảo hiểm bắt buộc

Theo tin tức pháp luật, tại Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định mức phí đóng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của một số phương tiện phổ biến sau: 

  • Xe máy: 55.000 đồng (dưới 50cc) và 60.000 đồng (trên 50cc);

  • Ô tô không kinh doanh vận tải dưới 06 chỗ: 437.000 đồng;

  • Ô tô không kinh doanh vận tải từ 6 đến 11 chỗ ngồi: 794.000 đồng.

Chú ý, mức phí này chưa bao gồm phí 10% VAT.

Phạm vi bảo hiểm xe ô tô, xe máy bắt buộc

Bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe 2 thiệt hại chính:

  • Thứ nhất, thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.

  • Thứ hai, thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

Có thể bạn quan tâm: Đừng dại mà thông chốt Cảnh sát giao thông !

Mức phạt với ô tô, xe máy không có bảo hiểm bắt buộc

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đã quy định rõ mức phạt với ô tô, xe máy không có bảo hiểm. 

Cụ thể, tại điều 21 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.

Theo đó:

  • Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (trước đây phạt 80.000 - 120.000 đồng).

  • Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (bằng mức phạt tại Nghị định 46).

Trên thực tế, nhiều người khi tham gia giao thông không nhận định rõ vai trò của bảo hiểm bắt buộc nên không nghiêm chỉnh chấp hành. Khi các sự cố xảy ra có thể phải gánh chịu hậu quả lớn.

(Nguồn ảnh: Internet)

 
loading