Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT có thể bị phạt đến 2 triệu đồng và tước bằng đến 3 tháng

Thị trường ô tô|02/12/2019

Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện video CSGT phải đu bám cánh cửa của một xe tải. Trong trường hợp này, tài xế có thể bị phạt đến 2 triệu đồng và bị tước bằng xe lên đến 3 tháng.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

 Video: CSGT huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) phải bám cabin để yêu cầu tài xế dừng xe

Đoạn video cho thấy mặc dù có tín hiệu của cảnh sát giao thông nhưng tài xế không chịu chấp hành hiệu lệnh mà bất chấp phóng về phía trước. Sau một khoảng thời gian với sự hỗ trợ của đơn vị đã chặn được chiếc xe và đưa tài xế cùng phương tiện về trụ sở. 

Chưa xét đến khả năng tài xế có vi phạm lỗi hay không, nhưng hành vi không tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì tài xế đã mắc thêm lỗi  "Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông".

1. Xử phạt lỗi "không chấp hành" hiệu lệnh của CSGT

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về Chấp hành báo hiệu đường bộ thì "Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông". 

Như vậy, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự khi có tín hiệu của người điều khiển giao thông thì phải chấp hành tín hiệu của người điều khiển giao thông. Do đó, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

Hơn nữa, theo Nghị định 46 về xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì người điều khiển phương tiện nếu không dừng xe khi bị CSGT yêu cầu thì sẽ bị phạt tiền và áp dụng hình phạt bổ sung.

Đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô nếu không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt từ 1,2 triệu đồng đến 2 triệu đồng (theo điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định 46/2016).

Ngoài ra, theo quy định tại điểm b khoản 1-2 điều này thì người điều khiển ô tô vi phạm hành vi kể trên còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái từ 1-3 tháng.

Bài viết cùng chủ đề:

2. Không vi phạm thì CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ?

Theo Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an, CSGT được quyền yêu cầu dừng xe nếu trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Trong những trường hợp sau đây thì dù không có dấu hiệu vi phạm giao thông nhưng cảnh sát vẫn có quyền dừng và kiểm tra. 

  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc công an tỉnh trở lên;

  • Thực hiện kế hoạch, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng công an huyện trở lên;

  • Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự…

  • Khi có tin báo, tố giác tội phạm về hành vi vi phạm pháp luật và phương tiện tham gia giao thông.

Như vậy thì CSGT được yêu cầu dừng và kiểm tra giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, nhưng nếu xử phạt thì phải chứng minh được lỗi của người vi phạm.

 
loading