Đè vạch xương cá, mắt võng bị phạt bao nhiêu tiền ?

Thị trường ô tô|14/10/2020

Ngoài các nhóm vạch phổ biến trên đường, người tham gia giao thông còn thấy vạch dạng xương cá và mắt võng. Nếu đè hai loại vạch này có bị xử phạt không?

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Theo tin tức pháp luật xe ô tô, có hai nhóm vạch kênh hóa dòng xe (G1.4) gồm dạng gạch chéo và dạng chữ V (hình xương cá), dùng để giới hạn các phần mặt đường. Và các phương tiện không được phép di chuyển vào phần vạch kẻ này. Vậy đè vạch xương cá, mắt võng sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Cũng theo Nghị định 100/2019, nếu người tham gia giao thông chạy đè qua vạch này sẽ bị phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường này sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng với người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy; và 200.000 - 400.000 đối với xe ô tô.

Tài xế không được đỗ xe ở vạch mắt cá.

Tài xế không được đỗ xe ở vạch mắt cá.

Dưới đây là nhóm vạch kênh hóa dòng xe mà người tham gia giao thông cần biết để tránh bị phạt: 

Nhóm vạch kênh hóa dòng xe

Vạch 4.1: Vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo

Vạch 4.1.

Vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường. Khi vạch 4.1 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

Vạch 4.2: vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V

Vạch 4.2.

Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường. Khi vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

Sử dụng vạch 4.1 và 4.2 để kênh hóa các dòng xe

Sử dụng vạch 4.1 và 4.2.

Sử dụng vạch 4.1 và 4.2 để dẫn hướng xe ở trạm thu phí. Tùy theo trường hợp, có thể sử dụng vạch 4.1 hoặc 4.2 kết hợp với vạch đơn, liền nét màu trắng, bề rộng vạch 20 cm để dẫn hướng xe đến cửa thu phí của cổng trạm thu phí.

Vạch 4.3: Vạch kênh hóa dòng xe dạng vành khuyên

Vạch vành khuyên kiểu 1.

Vạch vành khuyên kiểu 1.

Vạch vành khuyên kiểu 2,

Vạch vành khuyên kiểu 2.

Ý nghĩa sử dụng: Vạch kênh hóa dòng xe dạng vành khuyên được kẻ ở trung tâm ngã tư giao nhau cùng mức để chỉ thị cho các phương tiện phải đi vòng qua phạm vi kẻ vạch theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Khi vạch 4.3 được sử dụng, các phương tiện giao thông không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

Có thể bạn quan tâm: Xe ô tô 5 chỗ chở 6 người có bị phạt không?

Vạch 4.4: Vạch kẻ kiểu mắt võng

Vạch mắt võng .

Vạch mắt võng ngoài thực tế.

Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông. Tùy theo sự cần thiết mà có thể sử dụng vạch kẻ kiểu mắt võng ở các vị trí thích hợp.

Vạch kẻ kiểu mắt võng có thể sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao cùng mức, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe. Tùy theo mặt bằng nút giao rộng, hẹp để bố trí vạch 4.4 như dưới đây để đảm bảo cân đối, mỹ quan.

Xem thêm: 17 lỗi thường gặp và mức phạt đối với ô tô, xe máy theo Nghị định 100

(Nguồn ảnh: Internet)

 
loading