Xe sang vẫn chưa 'hoàn hồn' trước cái 'hạn' từ Nghị định 116

Thị trường ô tô|09/04/2018

Những quy định mới về điều kiện nhập khẩu khiến thị trường ô tô hạng sang rơi vào trạng thái “đóng băng” trong những tháng đầu tiên của năm 2018.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Nếu như những hãng xe hơi bình dân của Mỹ, Nhật, Hàn... đã đầu tư dây chuyền sản xuất tại Việt Nam, Indonesia, Thái Lan… để sẵn hàng cung cấp cho người tiêu dùng trong khu vực thì hầu hết các thương hiệu xe sang vẫn trung thành với phương thức nhập khẩu nguyên chiếc.

Những mẫu ô tô hạng sang được nhập về nước chủ yếu là sản phẩm của các hãng xe hơi châu Âu như Audi, Jaguar Land Rover, Rolls-Royce, BMW, Bentley, Maserati, Lamborghini, Porsche, Volvo… Ngoài ra còn có hai thương hiệu xe sang đến từ Nhật Bản là Lexus (trực thuộc sự quản lý của Toyota Việt) và Infiniti (thương hiệu xe sang của Nissan).

Xe sang vẫn chưa "hoàn hồn" trước cái "hạn" từ Nghị định 116 1

Xe sang vẫn chưa "hoàn hồn" trước cái "hạn" từ Nghị định 116

Bên cạnh đó, các đại gia Việt cũng là khách hàng quen thuộc của các thương hiệu xe siêu sang chưa có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam như Chrysler, Lincoln, Alfa Romeo, Cadillac, Acura (thương hiệu xe sang của Honda)...

Ở thời điểm hiện tại, Mercedes-Benz là hãng xe sang duy nhất có nhà máy lắp ráp tại Việt Nam với danh mục sản xuất gồm các dòng sedan C-Class, S-Class, E-Class và mẫu GLC (SUV 5 chỗ). Tất cả những mẫu xe Mercedes-Benz còn lại sẽ được phân phối theo hình thức nhập khẩu nguyên chiếc từ thị trường khác

Xe sang “mắc kẹt” vì nghị định 116

Trước quy định mới của Nghị định 116 và Thông tư 03, nhiều trang tin tức ô tô dự đoán phân khúc xe sang bị ảnh hưởng nặng nề nhất do hầu hết là xe nhập khẩu nguyên chiếc. Nếu như thời gian tới không có tác động tích cực thì phân khúc này sẽ chuyển biến theo hướng mà không một người tiêu dùng nào mong muốn: Khan hàng, nhu cầu nhiều, giá xe đẩy lên cao và “cõng” thêm các chi phí phát sinh như (chi phí đăng kiểm từng lô hay từng chủng loại…).

Trong khi đó, các thương hiệu xe sang vẫn đang loay hoay với 12 loại giấy tờ cần nộp để hoàn thiện hồ sơ nhập khẩu ô tô. Không ai có thể đoán trước điều gì sẽ xảy ra trong vài tháng tới, các thương hiệu xe sang càng thận trọng trong việc đặt hàng với các đối tác nước ngoài. Dù hiện giờ hoạt động nhập khẩu ô tô có nhiều tín hiệu khởi sắc nhưng thời gian tới các nhà phân phối xe sang chưa “đánh hàng” về mà tiếp tục chờ đợi cho đến khi Nghị định 116 được hoàn thiện.

Xe sang vẫn chưa "hoàn hồn" trước cái "hạn" từ Nghị định 116 a2

Đại diện một đại lý phân phối xe sang chính hãng chia sẻ, thời gian tới các hãng xe sang sẽ phải thực hiện chiến lược “ăn dè” khi số hàng tồn trong kho đã gần cạn, các hãng/đại lý tạm ngừng hoạt động PR, bán hàng bởi sợ rơi vào trạng thái cung không đủ cầu, trong khi chưa biết chính xác bao giờ mới nhập về lô hàng tiếp theo.

Đối với những mẫu xe ô tô mới có nguồn gốc từ thị trường châu Âu, khách mua phải chờ ít nhất 6 tháng (kể từ khi ký đơn đặt hàng) mới được nhận xe. Do đó, ngay cả bây giờ khi Thông tư 03/2018/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 đã được áp dụng thì phân khúc xe sang vẫn chưa thể “hoàn hồn” trước hậu quả của 3 tháng “mắc kẹt” vì Nghị định 116.

Các thương hiệu xe sang: Kẻ khóc, người cười

Thực tế, các thương hiệu xe sang vẫn đang loay hoay tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến Nghị định 116. Đối với họ các chính sách mới vẫn chưa thể hiện sự rõ ràng. Trong khi nhiều thương hiệu vẫn nỗ lực hoàn thiện hồ sơ xin nhập khẩu ô tô thì Lexus đã thông báo tạm dừng sản xuất xe cung cấp cho Việt Nam và chỉ nối lại hoạt động này khi các giấy tờ, thủ tục thông quan được hoàn thiện.

Audi lại “chết đuối vớ được cọc” khi  400 chếc ô tô nhập khẩu tài trợ cho hội nghị APEC 2017 diễn ra tại Việt Nam được bán ra thị trường vào cuối năm 2017, giúp Audi cầm cự đến hiện tại nhưng may mắn không thể kéo dài được mãi, Audi sắp tới cũng phải đối mặt với thực cảnh chung của thị trường xe sang.

Xe sang vẫn chưa "hoàn hồn" trước cái "hạn" từ Nghị định 116 a5

BMW và MINI hiện đang được phân phối bởi Trường Hải từng tính đến chuyện lắp ráp trong nước và được Chính Phủ tạo điều kiện về mặt thuế/phí nhưng khó trở thành hiện thực do BMW hiện đã đặt nhiều nhà máy trong khối ASEAN như Thái Lan (lắp ráp BMW 3-series, BMW 5-series, BMW 7-series, BMW X1, BMW X3 và MINI Countryman), Indonesia (lắp ráp BMW 7-series) và Malaysia (BMW 3-Series, BMW 5-Series, BMW 7-Series), việc xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam rõ ràng không mang lại hiệu quả về mặt kinh doanh.

Mặt khác, lô hàng đầu tiên gồm 52 chiếc MINI và 306 chiếc BMW được Trường Hải nhập về tháng 1/2018 sau khi nắm quyền phân phối chính hãng hai thương hiệu này cũng không thể đáp ứng nhu cầu khách hàng trong thời gian tới bởi lượng xe BMW nhập về chia nhỏ ra nhiều loại khác nhau. Vậy nên Trường Hải không thể ngồi yên chờ đợi trong thời gian tới mà sẽ phải lao vào hoàn thiện hồ sơ để sớm đưa lô hàng tiếp theo về nước.

Xe sang vẫn chưa "hoàn hồn" trước cái "hạn" từ Nghị định 116 a3

Mặc dù “ngồi cùng chiếu” với các đối thủ kể trên nhưng Mercedes-Benz vẫn “sống tốt” nhờ sớm xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam với danh mục sản phẩm khá đa dạng. Có sẵn nguồn hàng, Mercedes-Benz tranh thủ thời cơ vàng để vươn lên trong lúc các đối thủ vẫn đang chật vật tìm cách khơi thông nguồn hàng. MBV thảnh thơi gặt hái mà không cần đưa ra chính sách ưu đãi về giá. Con số hơn1.400 xe được Mercedes-Benz bán ra trong quý I/2018 giúp MBV xác lập kỷ lục “quý I thành công nhất trong lịch sử 23 năm có mặt tại Việt Nam”.

Rõ ràng, phân khúc xe sang với đặc thù riêng (công suất lớn, giá thành đắt đỏ và chủ yếu là xe nhập khẩu nguyên chiếc) vẫn rất khó vượt qua hàng rào chắn từ Nghị định 116. Dù các thương hiệu đang chạy đua với thời gian để hoàn hiện hồ sơ nhập khẩu thì trong vài tháng tới người tiêu dùng vẫn chưa thể nhìn thấy những dấu hiệu khởi sắc của phân khúc xe sang. Do đó, cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua xe trong thời điểm này.

Xem thêm: Mặc thị trường ô tô ảm đạm, Mercedes-Benz vẫn đột phá về doanh số

 
loading