Việt Nam chỉ có 10% DN sản xuất linh kiện ô tô không nhận vốn đầu tư nước ngoài

Thị trường ô tô|07/06/2018

Hiện cả nước có 300 doanh nghiệp (DN) tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) nhằm cung cấp trang thiết bị cho việc sản xuất ô tô. Trong đó có khoảng 90% nhà sản xuất linh kiện ô tô ở Việt Nam là các DN FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), số ít còn lại là DN CNHT trong nước.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Quy mô sản xuất không nhỏ nhưng ngành CNHT vẫn chưa có dây chuyền sản xuất những bộ phận quan trọng chủa chiếc ô tô, chất lượng sản phẩm của các nhà sản xuất linh kiện chưa đáp ứng yêu cầu, trong khi giá thành không hề rẻ nên thường bị "lép vế" trong cuộc cạnh tranh trên thị trường.

Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương, ông Lương Đức Toàn chia sẻ, trong thời gian gần đây, DN CNHT cho hoạt động sản xuất xe hơi phát triển theo chiều dọc, chỉ quanh quẩn trong mối quan hệ hợp tác đầu tư và cung cấp sản phẩm. Đa số DN CNHT chỉ cung cấp hàng cho các công ty lắp ráp trong nước. Việc xuất khẩu vẫn gặp khó khăn cho chất lượng sản phẩm chênh lệch lớn. Mặt khác, thị trường nước ngoài thường đề ra các tiêu chuẩn sản phẩm cao.

Các DN CNHT cho hoạt động sản xuất xe hơi vẫn còn hạn chế về quy mô. Ngành ô tô Việt Nam còn cần đến sự hỗ trợ của nhiều DN CNHT chuyên cung cấp phụ tùng linh kiện và vật liệu chế tạo như: sắt, nhựa, thép, hóa chất, cao su…Việc DN CNHT trong nước tham gia thị trường vấp phải nhiều khó khăn bởi họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất linh kiện cung ứng cho ngành ô tô. Ngoài ra, Chính phủ vẫn chưa có biện pháp, chính sách riêng nhằm hỗ trợ ngành CNHT nói chung và CNHT sản xuất ô tô phát triển", ông Toàn chia sẻ thêm.

Chủ tịch Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam, Ông Đỗ Hữu Hào cho rằng, thị trường ô tô Việt Nam vẫn nhỏ bé, chưa tướng xứng với số lượng DN lắp ráp ô tô, do đó không tạo được môi trường thu hút các DN mạnh dạn đầu tư vào CNHT phục vụ cho việc sản xuất ô tô.

Những chính sách liên quan đến công nghiệp ô tô chưa đồng bộ hóa, chính sách thuế còn nhiều khúc mắc và thường xuyên thau đổi nên không phát huy hiệu quả trong việc tạo điều kiện cho ngành ô tô phát triển. Chưa kể, ngành CNHT sản xuất ô tô phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trong khi DN trong nước vẫn còn yếu về khả năng tài chính và công nghệ, trình độ quản lý và trình độ khoa học công nghệ khiến ngành sản xuất ô tô chậm phát triển", ông Hào chia sẻ thêm.

Nhằm nâng cao khả năng cung cấp nguồn "hàng" cho ngành sản xuất ô tô, từng bước tham gia hệ thống cung ứng sản phẩm hỗ trợ tại chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp ô tô thế giới, nhắm đến hoàn thành mực tiêu hình thành ngành CNHT cho hoạt động sản xuất ô tô từ nay đến 2020, đáp ứng 35% nhu cầu linh kiện, phụ tùng cho ngành sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước thì Việt Nam cần nghiên cứu, cải tiến và xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ, ông Lương Đức Toàn đưa ra ý kiến.

Ngoài việc quản lý chặt chẽ dự án đầu tư từ nước ngoài vào ngành CNHT, các bên cần thúc đẩy việc đẩu tư, liên doanh, mở rộng quy mô nhằm tạo nền tảng cho các nhà cung cấp linh kiện trong nước đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, giảm chi phí, dịch vụ logistic, giúp sản phẩm tiếp cận với thị trường toàn cầu, tạo bước đột phá, hoàn thiện thể chế cho CNHT trong nước.

(Ảnh: Internet)

 
loading