Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2018 của thị trường ô tô đầy “điên đảo”

Thị trường ô tô|03/07/2018

Thị trường ô tô Việt Nam vừa mới đi qua được một nửa chặng đường của năm 2018. Đây có thể coi là thời kỳ “điên đảo” nhất khiến cho khách hàng cũng phải hoang mang theo.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2018 của thị trường ô tô đầy “điên đảo”

Thị trường ô tô Việt nam trong 6 tháng đầu năm có nhiều sóng gió

Đầu tiên, chúng ta có thể điểm lại yếu tố quan trọng đã gây cho nền kinh tế ô tô năm nay đầy sóng gió, đó chính là Nghị định 116.  Trong đó có 2 đòn chí mạng, là việc yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại và việc kiểm định theo lô. Tại điểm đầu tiên, loại giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại được chính phủ yêu cầu cấp bởi doanh nghiệp sản xuất và cơ quan thẩm quyền tại nước xuất khẩu là không đúng với thông lệ quốc tế. Chỉ có nước nhập khẩu mới thực hiện cấp giấy chứng nhận này cho xe nhập vào nước mình và tất nhiên không cấp cho xe sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu ra các nước khác.

Tiếp theo là việc kiểm định xe theo từng lô chứ không còn chỉ là yêu cầu kiểm định chiếc đầu tiên được nhập về.  Điều này khiến các doanh nghiệp nhập khẩu phải gom đặt hàng nhiều hơn để nhập về một lô lớn nhằm giảm thời gian chờ kiểm định nếu như có thể nhập các lô hàng nhỏ hơn như trước đây. Mặc dù điều này cũng có lợi ích giảm được chi phí khi ít phải thực hiện kiểm định hơn. Tuy nhiên, với những thay đổi mới như vậy đã tạo áp lực lên các chủ doanh nghiệp.

Mua xe ô tô theo kiểu...xe máy !

Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2018 của thị trường ô tô đầy “điên đảo”

Tại sao khách mua ô tô lại bị như mua xe máy, kiểu mua như xe máy là như thế nào? Theo tin tức ô tô, tình trạng khách mua xe máy thường bị “đôn giá” hoặc “giá công bố chỉ mang tính chất…tham khảo” là chuyện thường gặp, còn hiện nay, tình huống này lại lặp lại cho khách đi mua ô tô. Hơn nữa, một hình thức tinh vi hơn để “moi tiền” của khách là khách hàng phải mua thêm gói phụ kiện để được nhận xe sớm, nhẹ thị 30 triệu, có khí lên đến cả 100 triệu đồng.

Tình huống khác liên quan đến thuế nhập khẩu giảm xuống còn 0% với xe nhập từ ASEAN. Lẽ ra những lô hàng đầu tiên sẽ được giảm thuế nhập, nhưng nếu muốn thông quan sớm thì sẽ không được giảm thuế vì một vài lý do. Ở thời điểm cận Tết đã có không ít khách muốn có xe đi Tết thì phải chịu trận. 

Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2018 của thị trường ô tô đầy “điên đảo”

Tính đến hết tháng 3/2018, một số hãng xe đã nhanh chóng hoàn tất thủ tục và đưa về thị trường ô tô Việt 2.350 xe, sang đến tháng 4 con số tăng lên đến 3.213 xe. Tuy nhiên, những mẫu xe hot như Toyota Fortuner hay Ford Range lại vẫn thuộc hàng hiếm chưa thể về. Trong khi đó, Isuzu Mu-X đã trở lên dẫn đầu phân khúc xe SUV 7 chỗ với doanh số lên tới 29 chiếc. 

Sang đến tháng 5 thì cục diện thị trường lại thay đổi hoàn toàn. GM Việt Nam dẫn đầu cả hai phân khúc SUV 7 chỗ và bán tải với mẫu Chevrolet Trailblazer mới nhập khẩu từ Thái Lan. Trước đây, Ford Ranger luôn dẫn đầu doanh số và còn được mệnh danh là “vua bán tải” thì nay đã tạm thời về hưu nhường ngôi lại cho bán tải Chevrolet Colorado.

Như vậy cũng có thể thấy được rào cản Nghị định 116 đang dần tháo gỡ được cho các hãng xe. Chứng minh được điều đó thì một số các mẫu xe như Ford Ranger, Toyota Fortuner,…đã rục rịch có giá bán và bắt đầu nhận cọc từ các đại lý, dự kiến thời gian giao xe sẽ vào khoảng cuối năm 2018.

Giấc mơ ô tô rẻ khi thuế nhập khẩu 0% bị tan vỡ

Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2018 của thị trường ô tô đầy “điên đảo”

Đã có không ít khách hàng đã trì hoãn mua xe từ năm 2017 chỉ vì hi vọng ô tô giá rẻ sẽ tràn về năm 2018. Tuy nhiên, không như mong đợi của bao người, thực tế thì ô tô mới nhập về thì khan hiếm, giá ngày càng đội lên cao khiến bao nhiêu người phải hoang mang. Dù có những người vẫn muốn sở hữu xe ngay cả khi mức giá đang trên mây như vậy mà cũng không có hàng để mà mua.

Điển hình như Honda Việt Nam, mẫu SUV CR-V đã tăng giá lên 5 triệu hồi tháng 4, mới đây lại tiếp tục tăng lên thêm 10 triệu đồng nữa. Toyota cũng có 2 dòng xe nhập sắp về là Hilux và Fortuner cũng tăng lên khoảng 22 và 50 triệu đồng.

Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2018 của thị trường ô tô đầy “điên đảo”

Không chỉ riêng xe nhập khẩu mà đến cả xe lắp ráp trong nước cũng tăng giá. Ví dụ như Mazda CX-5 tăng từ 30 triệu đến 80 triệu đồng, Mitsubishi Outlander phiên bản 2.0 CVT tiêu chuẩn cũng tăng thêm 15 triệu. Nguyên nhân của việc xe lắp ráp cũng được đà tăng giá theo là bởi xe nhập thì khan hiếm, trong khi người dân không thể đợi mãi được.

Tính đến hết tháng 5/2018, thị trường tiêu thụ tổng cộng 104.000 xe, trong đó xe lắp ráp chiếm 87.400 xe, (tăng 10% với hơn 8000), xe nhập khập chiếm 16.300 xe (giảm 50%) so với cùng kì năm ngoái. Chính vì vậy, áp lực lên các hãng xe lắp ráp tưởng chừng như vô hại nhưng tiềm ẩn nguy cơ khá lớn về mặt chi phí vận hành dây chuyền sản xuất.

Có thể bạn quan tâm:

 
loading