Trường Hải: Ô tô từ ASEAN không đủ điều kiện hưởng thuế nhập khẩu 0%

Thị trường ô tô|03/05/2019

Đại diện Trường Hải (Thaco) chia sẻ, tỷ lệ nội địa hóa nội khối của xe nhập khẩu từ ASEAN rất khó có thể đạt 40% và nếu như vậy thì các dòng xe này không đủ điều kiện hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Tại Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019, Tổng giám đốc Trường Hải - Ông Phạm Văn Tài đại diện hãng đã kiến nghị Chính phủ hậu thanh kiểm tra những dòng xe con nhập khẩu nguyên chiếc từ nội khối ASEAN đang hưởng thuế ưu đãi 0%. Đại diện của Thaco cho rằng những dòng xe này rất khó có thể đạt tỷ lệ nội địa hóa nội khối 40%, đồng nghĩa với việc không đủ điều kiện hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.

Theo lập luận trên, các dòng xe nhập khẩu từ ASEAN từ đầu năm đến nay khó có thể đạt mức nội địa hóa 40% và không đủ điều kiện miễn thuế. Đề xuất mở cuộc hậu thanh kiểm tra của đại diện Thaco nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong cuộc cạnh tranh giữa xe nội và xe ngoại, đảm bảo nhà nước không bị thất thu thuế.

Tháng 10/2018, ông Phạm Văn Tài từng chia sẻ với các trang tin tức ô tô: Nội địa hóa vốn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp ô tô bởi nó cần sử dụng bí quyết công nghệ và phải sản xuất với số lượng lớn để giảm chi phí sản xuất, từ đó mới đặt nền tảng để ngành sản xuất linh phụ kiện phát triển. Thế nhưng, dung lượng sản xuất ô tô tại Việt Nam còn nhỏ, đầu ra hạn chế nên không thể đáp ứng yêu cầu về sản lượng sản xuất. Đó là lý do cản trở doanh nghiệp tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Trường Hải: Ô tô từ ASEAN không đủ điều kiện hưởng thuế nhập khẩu 0% a1

Trường Hải: Ô tô từ ASEAN không đủ điều kiện hưởng thuế nhập khẩu 0%

Một chuyên gia chiến lược của hãng xe Nhật Bản cũng có quan điểm đồng tình với lập luận của ông Tài: Tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam vẫn là câu chuyện "quả trứng, con gà". Tăng tỷ lệ nội địa hóa sẽ làm giảm giá thành, tăng sản lượng. Nhưng nếu không thể tăng sản lượng sẽ không có điều kiện khuyến khích các nhà sản xuất linh phụ kiện phát triển và như vậy không có cơ hội tăng tỷ lệ nội địa hóa.

"Để đạt đến cảnh giới thị trường ô tô tự điều tiết thì cách duy nhất chúng ta cần làm là chờ đợi", vị chuyên gia cho biết. Các hãng xe phải chờ thêm vài năm nữa, khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, giá xe giảm dần, lượng xe xuất xưởng và tiêu thụ tăng mạnh, từ đó mới đạt hiệu quả.

Ở thời điểm hiện tại, nếu muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa trong bối cảnh sản lượng còn thấp thì Chính phủ cần có sự can thiệp, áp dụng những chính sách ưu đãi lớn, dài hạn để hỗ trợ hãng xe và các doanh nghiệp cũng như mạng lưới công nghiệp phụ trợ. Rất có thể trong vài năm tới Việt Nam sẽ phát triển theo hướng đi này.

Tất nhiên, đây là đặc điểm chỉ có tại Việt Nam, còn các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia thì việc họ đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% không hề khó. Chính vì thế xe nhập khẩu ASEAN không đạt đủ điều kiện miễn thuế là một nhận định không có cơ sở.

Các chuyên gia trong ngành cho rằng, ngành công nghiệp ô tô Thái Lan phát triển vượt trội hơn Việt Nam, từng có giai đoạn khó khăn nhưng Chính phủ Thái Lan đã xây dựng chính sách phù hợp để khuyến khích người dân mua ô tô, tạo điều kiện cho các hãng sản xuất.

Trường Hải: Xe nhập khẩu từ ASEAN khó đạt điều kiện nội địa hóa 40% a2

Kể từ 1960, Thái Lan đã đi từ một nước chuyên sửa chữa xe CBU trở thành nơi chuyên lắp ráp xe thành phẩm, tiếp đến là sản xuất phụ tùng. Hiện tại, Thái Lan đã đạt tới mốc cao nhất là tập trung vào R&D, được xem là một trung tâm công nghiệp ô tô trong khu vực. Mạng lưới nhà cung cấp phân tầng đúng như hình kim tự tháp phía trên.

Hiện tại, mỗi năm, Thái Lan xuất xưởng khoảng 2 triệu ô tô. Số lượng sản xuất lớn là tiền đề tăng tỷ lệ nội địa hóa. Hiện những dòng xe nhập khẩu từ Thái Lan như Toyota Camry đạt tỷ lệ nội địa hóa hơn 60%, Fortuner nhập khẩu từ Indonesia cũng đạt tỷ lệ nội địa hóa tương tự. Các dòng xe khác nhập khẩu từ Thái thuộc các thương hiệu: Honda, Mitsubishi, Ford đều có tỷ lệ nội địa hóa cao hơn 40% và đủ điều kiện hưởng thuế nhập khẩu 0%.

Suốt quý I/2019, lượng xe từ ASEAN đổ về nước là 39.000 chiếc, bằng nửa năm 2018 cộng lại (78.200 xe). Xe nhập khẩu đang trở thành "cái gai" trong mắt những hãng lắp ráp trong nước như Thaco, Hyundai Thành Công hay VinFast.

Việc được hưởng thuế ưu đãi từ ASEAN giúp xe nhập có nhiều lợi thế cạnh tranh. Do đó, việc siết chặt hoạt động nhập khẩu sẽ tạo thuận lợi cho xe lắp ráp trong nước. Thời gian tới sẽ có thêm chính sách đứng về phía xe lắp ráp, đó là miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần linh kiện phụ tùng sản xuất trong nước. Cả Thaco, Hyundai Thành Công và VinFast đều mong mỏi chính sách này sớm có hiệu lực.

(Ảnh: vnexpress.net) 

 
loading