Doanh số xe tháng 5/2019 tại Ấn Độ giảm mạnh nhất trong 18 năm qua

Thị trường ô tô|17/06/2019

Doanh số xe tháng 5/2019 tại Ấn Độ giảm 20,6%; xuống còn 239.347 chiếc bán ra. Theo đó, đây là thông số suy giảm đáng báo động, có mức độ nghiêm trọng nhất đối với tình hình kinh tế ô tô Ấn Độ trong 18 năm qua.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Doanh số xe tháng 5/2019 tại Ấn Độ giảm mạnh nhất trong 18 năm qua

Doanh số xe tháng 5/2019 tại Ấn Độ giảm mạnh nhất trong 18 năm qua

Theo tin tức ô tô, doanh số xe tháng 5/2019 tại Ấn Độ suy giảm mạnh do nhu cầu thấp, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Cụ thể, doanh số đã giảm 20,6% xuống còn 239.347 xe so với một năm trước đó, theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Ấn Độ (SIAM). Đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 9/2001 và cũng là lần giảm thứ bảy liên tiếp về doanh số xe nội địa hàng tháng.

Sự sụt giảm doanh số được ghi nhận đối với tất cả các loại xe trừ xe thương mại hạng nhẹ. “Những điều này xảy ra chỉ vì suy thoái kinh tế. Doanh số đã bắt đầu giảm sau trận lũ Kerala năm ngoái và ngành công nghiệp bắt đầu chuyển động theo chiều hướng tiêu cực sau khi giá nhiên liệu tăng kỷ lục”, ông Vishnu Mathur - tổng giám đốc SIAM - cho biết.

Doanh số xe tháng 5/2019 tại Ấn Độ cho thấy suy thoái kinh tế, giảm nhu cầu tiêu thụ ô tô

Trong phân khúc xe khách, doanh số đã giảm 26% trong tháng 5 vừa qua xuống còn 147.546 chiếc so với 199.479 chiếc được bán ra trong tháng 5/2018. Doanh số xe đa dụng và xe van giảm lần lượt 5,6% và 27%. Doanh số xe thương mại cũng giảm 10% trong tháng 5 xuống còn 68.847 chiếc. Các nhà sản xuất ô tô hàng đầu tại Ấn Độ như Maruti Suzuki và Mahindra đã tạm thời đóng cửa một số nhà máy để giảm hàng tồn kho tại các đại lý do nhu cầu bán lẻ thấp.

Tại thị trường ô tô Ấn Độ, Suzuki đã báo cáo giảm 22% doanh số trong tháng 5/2019. Trong khi đó, Toyota cũng cho biết giảm 6,3% doanh số trong tháng vừa qua. Một số đại lý ô tô đã không thể giảm hàng tồn kho vì ngân hàng đang cắt giảm tín dụng. Vấn đề tín dụng được cho là xuất phát từ cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính phi ngân hàng.

“Quy mô của sự suy thoái này hiện đang vượt ra ngoài những lý do thông thường như tâm lý tiêu cực của người tiêu dùng, biến động giá nhiên liệu, chi phí bảo hiểm tăng…Đã đến lúc cần có sự can thiệp của chính phủ dưới hình thức kích thích nhu cầu và hợp lý hóa thuế”, ông Sugato Sen - Phó Tổng Giám đốc SIAM - cho biết.

 
loading