Thị trường ô tô|08/05/2020
LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI
Hiện nay, ô tô có biển số Lào đang được nhiều người rao bán với giá rất rẻ chỉ bằng 1/3 với giá xe cũ ở Việt Nam. Những chiếc xe ô tô này chủ yếu được nhập khẩu qua biên giới miền Trung. Tuy nhiên, một số đối tượng đã lợi dụng chính sách của Nhà nước về tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới hai nước Việt - Lào qua lại biên giới để thực hiện hành vi buôn lậu xe.
Điển hình ngày 7/5, Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cục Hải quan Thanh Hóa phát hiện và thu giữ 10 chiếc xe ô tô sang được nhập khẩu từ Lào về Thanh Hóa tiêu thụ. Hầu hết những chiếc xe này đều là các thương hiệu xe ô tô hạng sang hiệu Lexus, Mercedes, Land Rover...
Ở một diễn biến liên quan khác, vào cuối năm 2019, Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng đã tạm giữ 26 ô tô trị giá trên 40 tỷ đồng; trên 201 biển kiểm soát ô tô, xe máy giả của Việt Nam và Lào.
Sau khi nhập lậu vào Việt Nam trót lọt, các đối tượng này rao bán trên các trang mạng xã hội với cam kết đầy đủ các loại giấy tờ để lưu thông hợp pháp. Điều này để tạo tâm lý "an tâm" cho người mua khi mua các loại ô tô này.
Tại khoản 1 điều 4, thông tư Thông tư 88/2014/TT-BGTVT nêu rõ, để tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, các loại xe Lào được phép ở lại lãnh thổ của Việt Nam không quá 30 ngày, kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp quá thời hạn quy định mà có lý do chính đáng sẽ được gia hạn 01 lần với thời gian tối đa không quá 10 ngày. Cũng theo đó, xe chỉ được tạm nhập và hoạt động trong phạm vi đã đăng ký.
Các loại giấy tờ cần thiết để xe Lào có thể hoạt động hợp pháp ở Việt Nam gồm: Giấy đăng ký phương tiện; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn; Sổ thông hành 2 nước Việt - Lào (Thời hạn 1 năm 1); Bản dịch 3 giấy tờ trên; Bảo hiểm; Giấy tạm nhập/ tái xuất - Hải quan cấp, Hợp đồng ủy quyền sử dụng xe của người Lào.
Hơn nữa, tại điều 35, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3 - 5 triệu đối với những hành vi như: Lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn và hoạt động quá phạm vi được quy định.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu xe MPV là gì? Xe MPV nào tốt nhất hiện nay?
Theo một số người có kinh nghiệm mua bán xe Lào tại Việt Nam, không ít đối tượng đã sử dụng thủ đoạn tinh vi để hợp pháp hóa xe nhập lậu từ Lào về Việt Nam. Các đối tượng đột nhập và đánh cắp thông tin của người chủ sở hữu qua mạng internet, sau đó làm giả giấy tờ để qua mắt cơ quan chức năng. Ngoài ra, chúng còn sử dụng công nghệ hiện đại để tải các “phôi” giấy tờ, bằng cấp, mẫu chữ ký, con dấu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Xe cũ biển Lào tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho người mua.
Người mua nên thận trọng khi mua bán các loại ô tô này, vì các loại xe này nếu không đủ điều kiện sẽ không thể ở hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam một cách hợp lệ. Mặt khác, quá trình xin cấp phép để lưu hành xe biển số Lào rất khó khăn, chỉ cần sơ suất nhỏ là chủ xe buộc phải tái xuất loại xe này ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Một số tay buôn cố gắng lo lót bằng đường tạm nhập và tái xuất để nhập lậu xe biển Lào vào Việt Nam. Thậm chí chúng còn đục số khung, số máy rồi mang về Việt Nam lưu hành, do nắm được kẽ hở pháp lý của hai bên khi chưa có kho dữ liệu về những xe này.
Thị trường xe ô tô Lào đang là miếng mồi béo bở cho nhiều tay buôn xe ở Việt Nam, họ đang tìm nhiều đường để đưa xe về nước, bất chấp các vấn đề pháp lý để xe lưu thông hợp pháp.
Được biết, giá xe cũ ở Lào chỉ bằng 30% so với giá xe cũ ở Việt do chính sách mạnh tay đối với xe cũ của chính phủ. Hầu như không có ô tô đã qua sử dụng trên đường ở Lào. Theo đại diện ngành ô tô Lào, nhiều vụ tai nạn giao thông do ô tô đã qua sử dụng đã khiến chính phủ cấm nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng kể từ tháng 6 năm 2012. Một lý do khác để cắt giảm nhập khẩu xe cũ là một số phương tiện cũ có hiệu suất nhiên liệu kém và khí thải của chúng hủy hoại môi trường.
(Nguồn ảnh: Internet)
Xem thêm: Top 5 xe SUV được ưa thích nhất tại Việt Nam hiện nay