5 thách thức đối với các nhà sản xuất ô tô châu Âu trong năm 2019

Thị trường ô tô|25/12/2018

Năm 2019, các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp châu Âu có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn do Tổng thống Donald Trump áp đặt thuế quan lên các phương tiện xuất khẩu từ châu Âu sang Mỹ, thị trường Trung Quốc suy yếu và sự phổ biến ngày càng tăng của dịch vụ "chia sẻ xe" và "gọi xe đến đón".

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

5 thách thức đối với các nhà sản xuất ô tô châu Âu trong năm 2019 - ảnh 1

5 thách thức đối với các nhà sản xuất ô tô châu Âu trong năm 2019

Từ chỉ số chứng khoán Ô tô và Phụ tùng Stoxx 600 năm 2018, ngành xe hơi có nguy cơ là một trong hai ngành hoạt động kém nhất theo thước đo cổ phần trong khu vực. Trong năm nay, các thông số đo lường ngành công nghiệp xe hơi đang đã rơi vào tình trạng lao dốc mạnh nhất kể từ đợt suy giảm 45% trong cuộc suy thoái toàn cầu một thập kỷ trước. Mặc dù năm 2019 đã bắt đầu, các nhà đầu tư vẫn chưa thể nhận thấy khi nào tình hình sẽ trở nên tốt hơn.

Nhà phân tích thuộc công ty Bankhaus Metzle, Juergen Pieper cho biết "Có thể thấy hiện ngành công nghiệp ô tô đang phải đối mặt với rất nhiều hoài nghi và ý kiến tiêu cực gần như cực đoan." "Mặc dù những triển vọng hiện tại vẫn bi quan, nhưng đến một lúc nào đó trong năm 2019, những bất ngờ xảy ra có thể nghiêng về phía tích cực." "Nhưng vẫn còn quá sớm để lạc quan về tương lai phía trước, và tôi hy vọng rằng các công ty sẽ thận trọng với những bước đi trong năm 2019 của họ."

Chiến tranh thương mại

Thị trường ô tô Trung Quốc sụt giảm

Trong năm nay, sự rạn nứt giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có nhiều biến động với gần đây nhất là Trung Quốc đã thực hiện các hành động nhằm xoa dịu căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ. Từ ngày 1/1, Bắc Kinh sẽ xóa bỏ mức thuế 25% đối với các phương tiện nhập khẩu từ Mỹ. Trong khi đó, Nhà Trắng đã trì hoãn việc tăng phí nhập khẩu đối với các sản phẩm Trung Quốc với tổng giá trị lên đến 200 tỷ USD đã đáo hạn vào đầu năm 2019.

Nhà phân tích của NordLB, Frank Schwope cho biết "Thuế quan không phải là tin tốt cho ngành công nghiệp xe hơi, đặc biệt là ở Đức". Chiến tranh thương mại sẽ là "thách thức lớn trong năm tới".

Ngay cả khi căng thẳng cục bộ với Trung Quốc đã giảm nhiệt, chính quyền Trump vẫn tiến hành điều tra riêng về việc liệu nhập khẩu ô tô và phụ tùng ô tô của Mỹ có gây ra mối đe dọa đến an ninh quốc gia hay không. Hành động này có khả năng gia tăng các tranh chấp thương mại toàn cầu.

Nguy cơ áp đặt thuế quan lên các phương tiện đến từ các nước thuộc Liên minh Châu Âu sẽ chủ yếu ảnh hưởng đến các nhà sản xuất Đức. Những bình luận của Tổng thống Trump về thương mại EU đã góp phần dẫn đến sụt giảm doanh số tại Volkswagen, công ty mẹ của Mercedes-Benz, Daimler và BMW.

Trưởng bộ phận nghiên cứu về ô tô tại Bankhaus Metzler, Pieper cho biết "Theo tôi, có 60% khả năng thuế quan Hoa Kỳ-EU sẽ được ban hành, vì vậy rủi ro là khá tương đối". Nhà phân tích này cho biết ông thậm chí còn muốn xem các cơ quan sẽ phải thực hiện nhiệm vụ gì và "đưa chúng ra thảo luận" thay vì cứ để chúng quẩn quanh  trong ngành như một mối đe dọa chưa được giải quyết và cản trở kế hoạch kinh doanh. "Tôi sợ rằng thuế quan "theo" chúng ta trong năm 2019."

Trung Quốc suy yếu

Trung Quốc siết chặt đầu tư ngành công nghiệp ô tô - 1

Từ lâu, các nhà sản xuất xe hơi Châu Âu đã phải phụ thuộc vào sự tăng trưởng doanh số mạnh mẽ tại Trung Quốc- một trong những thị trường ô tô lớn nhất thế giới, nhằm duy trì doanh thu. Tuy nhiên, thị trường này đã trải qua 6 tháng suy giảm liên tiếp tới tận tháng 11 - với doanh số bán lẻ của các mẫu xe sedan, MPV (xe đa dụng) và SUV giảm 18%.

Bên cạnh vấn đề về nền kinh tế suy yếu, sự phổ biến ngày càng tăng của dịch vụ "chia sẻ xe" và "gọi xe" cũng đang làm giảm nhu cầu mua xe của khách hàng. Điều này đã khiến các nhà sản xuất ô tô lo ngại về động lực thị trường ở quốc gia mà họ đầu tư nhiều trong những năm gần đây để tăng tốc sản xuất.

Mặc dù nhu cầu mua ô tô có xu hướng giảm đầu năm, nhưng Pieper vẫn dự kiến ​​rằng nhu cầu chung trong năm 2019 sẽ "ít nhất đứng im nếu không tăng nhẹ."

Theo Marco Bonaviri, nhà quản lý danh mục đầu tư thuộc Reyl & Cie đặt trụ sở tại Geneva, bất kỳ sự phục hồi doanh số nào ở Trung Quốc cũng đều có khả năng mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất ô tô Đức- những người đang sở hữu cổ phiếu thuộc loại rẻ nhất ở đây.

Thời điểm bất ổn của các nhà cung cấp

Bãi đỗ xe tại Châu Âu

Các nhà cung cấp đang có khoảng thời gian thậm chí còn khó khăn hơn các nhà sản xuất thiết bị gốc. Cổ phiếu của các nhà sản xuất phụ tùng ô tô bao gồm cả các công ty chuyên về lốp xe, đã mang lại lợi nhuận ít hơn so với cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô. Hai cảnh báo lợi nhuận trong năm nay từ Tập đoàn xe hơi Continental của Đức và cắt giảm dự báo từ cổ đông lớn nhất của Continental, Schaeffler, và đối thủ cạnh tranh đến từ Pháp, Valeo đã góp phần vào sự sụt giảm.

Một số nhà phân tích đã nhận thấy sự chênh lệch về giá trị đang ngày càng lớn so với các năm trước, tiêu biểu là các nhà sản xuất ô tô với khoảng cách vượt quá mức. Các doanh nghiệp khác cho rằng các nhà cung cấp có cơ cấu hấp dẫn hơn các OEM, vì các nhà sản xuất linh kiện tập trung mạnh hơn vào các công nghệ mới, thời gian phản ứng nhanh hơn để thích ứng với các thay đổi và ít rủi ro ngoại hối hơn.

Theo ông Pieper, "Sự chênh lệch về giá trị so với các nhà sản xuất ô tô là quá cao, nhưng bây giờ thị trường đang nhìn các nhà cung cấp với ánh mắt quá tiêu cực."

Quy định khí thải WLTP

Lợi nhuận quý III của Volkswagen giảm 19% do quy định khí thải mới.

Việc Liên minh Châu Âu ban hành Quy trình kiểm tra đồng bộ dành cho xe hạng nhẹ toàn cầu đối với việc kiểm soát khí thải đã giáng một đòn mạnh xuống ngành công nghiệp ô tô châu Âu trong vài tháng qua bởi nó đã làm chậm lại việc sản xuất xe hơi.

Lượng đăng ký xe hơi tại châu Âu giảm 3 lần liên tiếp tính tới tháng 11. Vấn đề này đã kéo dài xu hướng tiêu cực kể từ khi WLTP được triển khai vào tháng 9, và Daimler và BMW đã trích dẫn những trở ngại từ dự án này trong các cảnh báo lợi nhuận.

Tin tốt là các tác động sẽ giảm dần trong những tháng tới và vấn đề suy giảm tăng trưởng được loại bỏ khi các nhà sản xuất hoàn thành việc đáp ứng tiêu chuẩn kiểm tra xe và bắt đầu đẩy mạnh sản xuất. Theo ông Schwope "Tác động của WLTP gần như đã qua, và vào quý hai năm sau, nó sẽ bị lãng quên."

Đầu tư vào công nghệ

Tương lai của ô tô tự hành hoàn toàn còn khá xa vời.

Việc đầu tư vào xe chạy hoàn toàn bằng điện, xe hybrid, xe hydro và xe tự hành sẽ tiếp tục tăng khi các quốc gia, tiêu biểu là Trung Quốc, thúc đẩy sử dụng xe chạy bằng pin để giảm ô nhiễm và giảm sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu.

Vào giữa tháng 12, Liên minh châu Âu một lần nữa gây ra căng thẳng khi tuyên bố đặt mục tiêu giảm 38% sản lượng khí thải carbon dioxide ô tô vào năm 2030 kể từ giới hạn đặt ra cho năm 2021. Dù đây là "giới hạn khó mà đạt được" đối với các nhà sản xuất ô tô, nhưng các nhà phân tích của IS Ever Evercore bao gồm Arndt Ellinghorst chia sẻ rằng "chúng tôi tin rằng điều này sẽ giúp ngành công nghiệp cuối cùng chấp nhận rằng động cơ đốt và nền tảng cần phải được tiêu chuẩn hóa và toàn cầu hóa."

Động thái của EU đã khiến Tập đoàn Volkswagen phải xây dựng một phiên bản mới cho kế hoạch đầu tư kéo dài 5 năm của hãng. Volkswagen đã tăng mức đầu tư lên hơn 25%, đạt 44 tỷ euro (50 tỷ USD), nhưng có lẽ chưa đủ để tuân thủ các quy tắc mới. Các dự án ngân sách của Tập đoàn Volkswagen bao gồm các thương hiệu như Audi và Porsche sẽ có 50 mẫu xe chạy bằng điện hoàn toàn vào năm 2025. Đây là con số nhiều hơn bất kỳ nhà sản xuất ô tô nào khác.

Trong khi đó, Daimler dành riêng hơn 20 tỷ euro để chi cho nguồn pin tới năm 2030 và nhắm đến việc cung cấp 10 chiếc xe điện hoàn toàn trong 5 năm tới. Con số này cũng bao gồm 10 tỷ euro đầu tư vào Mercedes.

Trong khi đó, BMW đã phác thảo kế hoạch xây dựng đội hình 12 chiếc xe điện trong 7 năm tới, tuy vậy, hãng vẫn chưa cung cấp chi tiết gì về khoản chi để phát triển các mẫu xe ngoài thỏa thuận mua pin. Vào tháng trước, công ty này đã phát biểu rằng họ không chắc chắn liệu tất cả các thách thức về chi phí mà họ phải đối mặt trong năm 2019 sẽ bị chuyển qua người tiêu dùng hay không.

Một số người cho rằng quy mô của các dự án có thể thúc đẩy hai nhà sản xuất ô tô hạng sang hợp tác xây dựng bộ phận chính.

Xem thêm: Doanh số xe hơi Châu Âu giảm 8% và vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục

 
loading