Hàng trăm nghìn ô tô ngập bùn đất sau lũ tại Trung Quốc: Liệu có 'cửa' về Việt Nam?

Thị trường ô tô|06/08/2021

Hàng trăm nghìn ô tô ngập bùn đất sau trận lũ lịch sử vừa qua tại Trung Quốc. Nhiều người lo ngại những xe này sẽ được "mông má" lại để "lướt" về Việt Nam với giá siêu rẻ.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Hàng trăm nghìn ô tô ngập bùn đất sau lũ tại Trung Quốc: Liệu có "cửa" về Việt Nam?

Hàng trăm nghìn ô tô ngập bùn đất sau lũ tại Trung Quốc: Liệu có "cửa" về Việt Nam.

Ước tính hơn 400.000 xe thiệt hại do nước lũ

Giữa tháng 7, miền Trung Trung Quốc đã đón trận mưa bão chưa từng ghi nhận trong "nghìn năm" qua. Ước tính lượng mưa trút xuống trong 3 ngày bằng tổng lượng mưa trung bình trong cả một năm, gây ra cảnh tượng đổ nát và ngập lụt ở nhiều nơi.

Một hình ảnh khó có thể quên là đường hầm, chiếc tàu điện ngầm ngập nước, những chiếc ô tô "bò" trên dòng lũ trong khi những chiếc khác đã trôi lềnh bềnh về cuối đường. Ước tính, có khoảng hơn 400.000 phương tiện tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) bị nước lũ làm hư hỏng.

Hơn 400.000 xe từng bị ngập nước đợi được bán đấu giá trong một bãi đỗ xe ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam

Hơn 400.000 xe từng bị ngập nước đợi được bán đấu giá trong một bãi đỗ xe ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. 

Theo nguồn tin tức mới nhất, tính đến ngày 28/7, chỉ tính riêng Viện Bảo hiểm Hà Nam nhận được tổng cộng 412.300 đơn khiếu nại bảo hiểm, với ước tính ban đầu 1,5 tỷ USD. Trong số này, 226.400 là báo cáo về ô tô, với thiệt hại ước tính hơn một tỷ USD. Con số thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều nếu tính cả 400.000 xe.

Không chỉ người dân, các đại lý ô tô tại đây cũng chịu ảnh hưởng tương tự, nhất là khi rất nhiều xe mới tinh, với một số chỉ vừa về tới đại lý. Sau khi nước rút, tình hình chung tại các đại lý là nhân viên hối hả lau dọn bùn đất, phơi các thiết bị, linh kiện và chuẩn bị mang xe đi sửa nếu được.

Xe ngập lụt sẽ đi về đâu?

Với xe bị ngập nước có thể được sửa chữa thì sau khi sửa xong, họ sẽ phân tán theo nhiều hướng khác nhau. Phần lớn sẽ được bán ở thị trường xe cũ trên khắp Trung Quốc cũng theo các cách khác nhau.

Đối với xe hư hỏng quá nặng không thể sửa chữa, khả năng cao có thể bị phá hủy hoặc bán đấu giá cho các hãng phế liệu. Sau khi được tháo dỡ, các linh phụ kiện có thể tái sử dụng sẽ được bán lại, ví dụ cho các cửa hàng sửa chữa ô tô.

Phần lớn xe bị ngập lụt sẽ được bán ở thị trường xe cũ trên khắp Trung Quốc cũng theo các cách khác nhau

Phần lớn xe bị ngập lụt sẽ được bán ở thị trường xe cũ trên khắp Trung Quốc cũng theo các cách khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Vì sao xe Trung Quốc “Hot” ở Việt Nam nhưng ế ẩm tại quê nhà

Theo tìm hiểu, lúc này, ở các bãi đỗ xe cũng như dọc các con phố ở Trịnh Châu đã xuất hiện rất nhiều các mẩu quảng cáo như "Tái chế xe cũ giá cao". Và trong khoảng hai tháng tới, những "con sóng" xe cũ như thế sẽ tỏa đi khắp nơi ở Trung Quốc.

Cùng với đó, tại các đại lý ô tô, nhiều khách hàng bắt đầu tìm đến để mua xe mới. Phần lớn các hãng xe có những chương trình hỗ trợ, nhiều nhất đến 1.500 USD, cho khách hàng.

Tương tự như Trung Quốc, vào tháng 9/2017, siêu bão Harvey đổ bộ vào nước Mỹ. Số lượng ô tô được các hãng bảo hiểm ở Houston xác định là bị thiệt hại lên tới hàng trăm nghìn xe. Nhiều chiếc xe bị hư hại, nhưng phần lớn số này vẫn còn nguyên vẹn. 

Khi đó các công ty bảo hiểm đã chọn cách đưa hết những xe hỏng đi bán phế liệu. Những xe còn lại được bán đi khắp thế giới. Nếu xe có thể sửa, chiếc xe sẽ được đưa tới thị trường châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á. Còn nếu không thể sửa, xe sẽ được tháo từng bộ phận và bán ở dạng phụ tùng xe.

Trong khoảng hai tháng tới, những "con sóng" xe cũ như thế sẽ tỏa đi khắp nơi ở Trung Quốc

Trong khoảng hai tháng tới, những "con sóng" xe cũ như thế sẽ tỏa đi khắp nơi ở Trung Quốc.

Ô tô bị ngập trong lũ liệu có về Việt Nam?

Trong khi thị trường ô tô Việt Nam đang bắt đầu "mở lòng" với xe Trung Quốc những tháng qua, thì hình ảnh hàng nghìn xe ngập lụt nêu trên lại dấy lên những lo ngại: liệu xe ô tô Trung Quốc bị ngập nước này có được "mông má" lại để "lướt" về Việt Nam như xe mới và được bán với giá... siêu rẻ hay không? Tuy nhiên, theo chia sẻ từ một số ngừoi kinh doanh xe Trung Quốc đã qua sử dụng, rất khó có khả năng xe ngập ở Trung Quốc về Việt Nam nguyên chiếc.

Theo anh Hải - Kinh doanh chuyên xe Trung Quốc tại Hà Nội cho biết, xe bị ngập tại nước ngoài sẽ có 2 cách xử lý. Đối với xe hư hỏng nhẹ hoặc không hư hỏng, xe sẽ được xử lý đơn giản hơn với chi phí thấp hơn. Những xe có bảo hiểm sẽ được trả tiền sửa chữa, chủ xe có thể tiếp tục sử dụng sau đó.

Anh cũng cho biết thêm, với những xe bị thiệt hại nặng hơn, chi phí sửa chữa quá cao, xe sẽ được tháo ra và bán dạng phụ tùng cũ, giống với những xe bị tai nạn. Nhiều phụ tùng đã qua sử dụng, được gọi là "tháo xe" ở Việt Nam cũng hay xuất hiện như vậy.

Khó có khả năng những chiếc xe bị ngập lụt tại Trung Quốc được đưa về Việt Nam..

Khó có khả năng những chiếc xe bị ngập lụt tại Trung Quốc được đưa về Việt Nam.

Trong khi đó, một người kinh doanh xe Trung Quốc khác cho rằng, việc nhập khẩu xe đã qua sử dụng từ Trung Quốc về Việt Nam phải chịu thuế rất cao, giá trị sau thuế gấp 3 lần giá trị xe. Đặc biệt là việc nhập xe đã qua sử dụng sẽ phải chịu sự kiểm tra, kiểm định rất gắt gao của cơ quan Hải quan và không phải trường hợp nhập khẩu phương tiện đã qua sử dụng nào cũng có thể "lọt cửa".

Do đó, vừa chịu thuế cao, vừa rủi ro qua cửa hải quan, dường như khó ai nghĩ được đến việc nhập khẩu các xe ngập nước về được Việt Nam. Chưa kể, thực tế tư duy của người Việt Nam về xe Trung Quốc vẫn rất "nhạy cảm" nên khả năng bán được những chiếc xe Trung Quốc đã sử dụng, lại còn bị ngập nước dường như là... 0%.

Tại Việt Nam, các mẫu xe Trung Quốc như Beijing X7, MG HSBrilliance V7, BAIC X55, Zotye Z8…thu hút rất nhiều sự chú ý của người dùng. Những mẫu xe này đều có mức giá tốt so với những giá trị được quảng cáo, kể cả trang bị và vận hành, mức độ thực dụng. 

Xem thêm: Cách phát hiện xe bị ngập nước và cách khắc phục ô tô ngập nước

Box tư vấn mua xe - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!

Ảnh: Internet. 

 
loading