Giữ nguyên Nghị định 116 vì doanh nghiệp nhập khẩu tố... sai

Thị trường ô tô|07/06/2018

Do những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp (DN) về Nghị định 116/2017/NĐ-CP và thông tư 03 chưa chính xác nên Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vẫn giữ nguyên, không sửa đổi các quy định đã nêu trong Nghị định 116.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

1. Vấn đề xin giấy VTA đã được giải quyết

Bộ Giao thông vận tải chia sẻ, ngay từ thời điểm Nghị định 116 chính thức có hiệu lực, đa số các doanh nghiệp FDI đều phản ứng mạnh mẽ với quy định phải có giấy VTA (giấy chứng nhận kiểu loại ô tô) và kiểm định ô tô nhập khẩu theo từng lô.

Cụ thể, DN nhập khẩu vấp phải khó khăn về việc xin các cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài cấp giấy VTA.

Bộ GTVT cho rằng, việc DN phải trình giấy VTA là căn cứ đầu tiên để các cơ quan kiểm tra chất lượng thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật, khí thải theo đúng quy định hiện hành. Mục đích của việc làm này là loại bỏ tối đa các mẫu xe kém chất lượng đổ về, bảo vệ người tiêu dùng trong nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa xe lắp ráp và xe nhập khẩu.

Giữ nguyên Nghị định 116 vì doanh nghiệp nhập khẩu tố... sai 1

Giữ nguyên Nghị định 116 vì doanh nghiệp nhập khẩu tố... sai

Thực tế, một số hãng xe lớn (Honda, Toyota, General Motor, Mitsubishi, Mercedes, BMW…) đã có giấy VTA do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp, phù hợp với quy định nêu trong Nghị định 116.

Tính đến hết ngày 8/5, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tiếp nhận, xử lý khoảng 120 bộ hồ sơ đăng ký nhập khẩu với 56 kiểu loại ô tô khác nhau và Cục Đăng kiểm đã chứng nhận 4.385 xe đạt yêu cầu kiểm định, tạo điều kiện để các DN hoàn thành thủ tục nhập khẩu và sớm bán xe ra thị trường.

Do đó, tính đến thời điểm hiện tại, các DN nhập khẩu ô tô nói chung và Ford, General Motor nói riêng đã giải quyết xong những khó khăn liên quan đến giấy VTA. Những ngày gần đây, ô tô có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, CHLB Đức, Mỹ, một vài quốc gia thuộc châu Âu đã hoàn tất thủ tục thông qua mà không gặp phải rào cản, khó khăn vướng mắc nào liên quan đến giấy VTA như kiến nghị từ các DN.

2. Việc kiểm tra xe nhập khẩu theo lô có tốn kém như DN phản ánh không?

Kiến nghị bỏ kiểm tra ô tô nhập khẩu theo lô, thay vào đó chỉ kiểm tra thử nghiệm lô xe nhập về đầu tiên và kết quả đó được sử dụng cho các lô tiếp theo trong thời hạn 6 tháng. Việc kiểm tra từng lô không phù hợp với thông lệ, gây khó khăn cho DN, thời gian chờ xe kéo dài thêm 2 tháng và đội chi phí lên 10.000 USD/mẫu thử.

Về vấn đề này, Bộ GTVT cho hay, những cuộc khảo sát thực hiện trong thời gian qua cho thấy những kiến nghị của DN chưa chính xác.

Bộ Giao thông vận tải nêu lý do bác bỏ ý kiến nghị của doanh nghiệp về Nghị định 116 a2

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trong một cuộc đối thoại với doanh nghiệp ô tô

Việc kiểm định từng lô nhằm siết chặt chất lượng ô tô nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi khách hàng trong nước. Nếu bỏ quy định trên sẽ tạo kẽ hở cho các DN đưa về Việt Nam những sản phẩm kém chất lượng so với lô hàng đạt tiêu chuẩn ban đầu. Dung túng cho hành vi gian lận chất lượng hàng hóa, khiến người tiêu dùng bị thiệt hại.

Chẳng hạn như trường hợp Công ty Ford Việt Nam nhập về 4 loại xe khác nhau, kiểm định theo lô thì 2 trong số 4 kiểu loại không đạt tiêu chuẩn khí thải (tỉ lệ không đạt đến 50%) nên buộc phải tái xuất ra nước ngoài theo quy định trong Nghị định 116.

Chưa kể tình huống, DN nhập khẩu hàng loạt ô tô nhưng chỉ tiến hành kiểm định cho 1 lô đại diện (lấy ra 1 chiếc xe duy nhất, có chất lượng tốt nhất do DN chuẩn bị trước), sau khi cơ quan chức năng kiểm tra giấy chứng nhận, đạt sẽ công nhận kết quả trong thời hạn nửa năm thì suốt thời gian dài sau đó rất khó để kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập vào. Tạo lỗ hổng để những sản phẩm kém chất lượng luồn lách, tiếp cận và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Với mức tiêu thụ mỗi năm đạt 300.000, các DN không bao giờ nhập từng lô với số lượng ít mà mỗi lô có đến hàng trăm, hàng ngàn chiếc xe. Vì vậy, việc lấy một mẫu xe trong lô hàng để kiểm định chất lượng sẽ không gây thiệt hại về chi phí, thời gian cho DN.

Đó là lý do Bộ GTVT quyết định bảo lưu quan điểm, không xem xét sửa đổi sau khi tiếp nhận ý kiến phản ánh của DN. Mục tiêu mà Nghị định 116 hướng đến là đảm bảo chất lượng ô tô nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi chính đáng người tiêu dùng, tạo thế cạnh tranh bình đẳng giữa xe nhập và xe lắp giáp trong nước.

Sau khi Nghị định 116 chính thức có hiệu lực, các DN phản ánh gặp nhiều khó khăn khiến thị trường ô tô "đóng băng" trong suốt thời gian  dài. Trước tình hình đó, Bộ GTVT đã chỉ đạo thành lập Đoàn công tác liên ngành nhằm hỗ trợ các DN bước đầu thích nghi với nội dung Nghị định mới, trong đó chú trọng việc hướng dẫn, tư vấn và tìm cách tháo gỡ những khó khăn của DN, đồng thời tiếp nhận các kiến nghị để có điều chỉnh phù hợp.
 
loading