Xe điện liệu có thực sự giúp bảo vệ môi trường?

Thị trường ô tô|05/08/2019

Nhiều người nghĩ rằng xe điện sử dụng điện năng nên không thải ra khí CO2 trong quá trình vận hành. Trên thực tế, việc phát thải CO2 của một chiếc ô tô điện cần phải tính toán cả trong quá trình sản xuất và nạp điện thì mới đem lại kết quả khách quan nhất. Bài viết dưới đây sẽ mang lại cái nhìn tổng quan hơn về việc liệu một chiếc xe điện có thải ít khí CO2 ra môi trường hơn xe hơi truyền thống hay không.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Việc sản xuất ô tô điện tạo ra nhiều carbon hơn ô tô truyền thống

Việc sản xuất xe điện.

Cảnh tượng bên trong một nhà máy sản xuất xe điện

Trong quá trình sản xuất xe điện, lượng CO2 sản sinh ra thực sự còn nhiều hơn so với việc sản xuất một mẫu xe thông thường chạy bằng động cơ đốt trong.

Báo cáo vào năm 2011 của công ty tư vấn môi trường và cơ khí Ricardo PLC cho biết lượng CO2 thải ra trong một vòng đời của xe điện (còn được gọi là vết carbon) ước tính vào khoảng 18 tấn.

Báo cáo ước tính rằng có đến 8,8 tấn CO2 được thải ra môi trường trong quá trình sản xuất một chiếc xe điện. Con số này tương đương với 46% lượng CO2 mà chiếc xe điện đó sẽ thải ra trong suốt vòng đời.

Ngược lại, báo cáo trên cho biết việc sản xuất một mẫu xe thông thường cỡ nhỏ chạy bằng động cơ xăng chỉ thải ra 5,6 tấn CO2. Sự khác biệt giữa hai mẫu xe này chủ yếu nằm ở việc sử dụng công nghệ lithium-ion để tích trữ điện năng.

Những người ủng hộ xe điện thừa nhận việc sản xuất xe điện cần nhiều carbon hơn nhưng gộp cả lượng CO2 sản sinh gián tiếp trong vòng đời của xe điện thì tổng lượng CO2 thải ra chỉ là 18 tấn – ít hơn sáu tấn so với những mẫu xe thông thường đã nói ở trên.

Toyota Prius 2019.

Toyota Prius 2019

Nhà máy sản xuất của mẫu xe Toyota Prius hybrid sử dụng pin mặt trời để sản xuất ra điện. Do đó, Prius thải ra ít CO2 hơn so với những mẫu xe cùng kích cỡ.

Trên thực tế, Toyota đã xác nhận tại sự kiện ra mắt mẫu Prius thế hệ thứ ba rằng chỉ sau mốc 20.000 km đi được thì Prius sẽ có lượng phát thải CO2 thấp hơn so với những mẫu xe thông thường có kích cỡ tương tự.

Theo một bài báo cáo khác, một mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện (đối lập với xe hybrid) sẽ phải đi được 120.000km thì mới có thể bù lại lượng CO2 tạo ra trong quá trình sản xuất.

15.000km một năm có thể xem như một con số quá lớn so với những mẫu xe chủ yếu đi trong thành phố và đi quãng đường ngắn. Tính trung bình, xe điện sẽ phải mất 8 năm để bù lại lượng CO2 đã thải ra trong quá trình sản xuất.

Đâu là sự khác biệt giữa Toyota Prius và các đối thủ?

Toyota Prius 2019.

Prius không sử dụng pin lithium-ion mà sử dụng công nghệ pin hydride mạ kềm để lưu trữ điện năng và khả năng tích trữ điện năng của Prius chỉ vào khoảng 1,3kWh bởi vì Prius chủ yếu dựa vào động cơ đốt trong để tạo ra sức mạnh.

Trái lại, loại pin lithium-ion phổ biến hiện nay chắc chắn sẽ thải ra nhiều CO2 hơn trong quá trình sản xuất. Hầu hết các xe mẫu plug-in hybrid cũng sử dụng công nghệ pin lithium-ion.

Việc vận chuyển ô tô điện tới tay người sử dụng

Xe ô tô nói chung đều được vận chuyển quanh thế giới từ nhà máy sản xuất tới khách hàng bằng những chiếc xe tải chuyên dụng hay những tàu biển chạy trên biển trong nhiều tuần từ cảng xuất phát đến cảng đến.

CO2 tiếp tục sản sinh ra trong quá trình vận chuyển phương tiện từ cảng đến đến kho chứa và sau đó lại từ kho chứa đến các nhà bán lẻ địa phương. Do đó, ngành công nghiệp vận chuyển hiện đang tìm cách bù lại lượng phát thải CO2.

Ô tô điện lấy điện từ đâu?

Nạp xe điện

Xe điện cần phải nạp điện, lượng điện này phần lớn đến từ những nhà máy nhiệt điện than – nơi thải ra rất nhiều CO2. Xe điện sử dụng điện bằng đốt cháy than đá thì không giúp bảo vệ môi trường như những mẫu xe thông thường chạy bằng động cơ đốt trong.

Tuy nhiên ông Tim Washington – Giám đốc JET Charge – cho biết: “Xe điện sẽ thân thiện với môi trường hơn vì mạng lưới điện đang dần chuyển hướng sang sử dụng năng lượng tái tạo”.

Turbin điện.

Nguồn năng lượng tái tạo giờ đã rẻ hơn và có thể sản sinh ra nhiều điện hơn so với những phương thức sản xuất điện truyền thống. Khi ngày càng có nhiều nguồn năng lượng tái tạo được tận dụng thì việc phụ thuộc vào nguyên liệu hoá thach để tạo ra điện sẽ ngày càng giảm.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi BloombergNEF đã cho biết ở một số thị trường, một mẫu xe chỉ sử dụng động cơ điện để vận hành hệ dẫn động có thể sạch hơn 40% so với những mẫu xe đốt trong thông thường. Điều này được dẫn dắt bởi xu thế phát triển nguồn năng lượng tái tạo có sẵn để tái nạp ở bất kỳ nơi nào.

Vấn đề thay thế pin điện

động cơ xe điện.

Thay thế pin trong xe điện cũng gián tiếp sản sinh ra CO2. Nếu pin hỏng hoàn toàn hoặc dần dần mất khả năng lưu trữ điện sau một thời gian, cách xử lý duy nhất đó là thay thế một khối pin mới và điều này có thể kéo dài vòng đời của vết carbon một lần nữa.

Vậy nên vòng đời của vết carbon có thể tăng lên một mức mới khi những khối pin được thay thế nhưng ngay lập tức sau đó lượng phát thải CO2 cho những chiếc xe đơn lẻ sẽ lại giảm sau mỗi km đường đi.

Tuổi thọ của pin tùy thuộc vào chế độ tái nạp pin, kích cỡ của khối pin và điều kiện vận hành trong thời gian dài. Ví dụ như xe của Tesla có pin lớn hơn sẽ có tuổi đời dài hơn so với pin của một chiếc i-MiEV bởi vì xe của Tesla sẽ không cần phải tái nạp nhiều lần.

“Hầu hết các nhà sản xuất sẽ có thời hạn bảo hành khác nhau cho pin của họ với khoảng tám năm (và) bảo hành không giới hạn km tiêu chuẩn” – ông Tim Washington cho biết.

“Pin sẽ bị chai theo thời gian – nhưng không hề giống pin điện thoại. EV có hệ thống quản lý pin tốt hơn rất nhiều nên có thể tốt đa hóa tuổi thọ của pin”.

Công nghệ ô tô điện cũng như mạng lưới nạp điện sẽ cần nhiều năm nữa để có thể phát triển toàn diện. Tuy vậy, yếu tố quan trọng nhất để có thể phổ cập công nghệ này là sự tiếp nhận cởi mở của khách hàng.

 
loading