Những mẫu xe cửa hình cánh chim mòng biển đẹp nhất

Thị trường ô tô|17/10/2019

Không có gì có thể thu hút cái nhìn của người khác hơn việc bước ra từ một chiếc xe có cửa hình cánh chim mòng biển (gullwing). Dưới đây là những mẫu xe có cửa cánh chim mòng biển đẹp nhất, được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Mercedes 300SL (1954)

Mercedes 300SL (1954).

Mercedes chưa bao giờ gọi 300SL là Gullwing nhưng nhờ có cửa gullwing mà mẫu siêu xe năm 1950 này mới được biết đến rộng rãi như ngày nay. Cái tên này bắt đầu gắn liền với 300SL vì đã miêu tả hoàn hảo bộ đôi cánh cửa nhấc lên của Mercedes với cấu trúc đồ sộ giúp tạo ra ấn tượng mạnh mẽ.

Không điều gì có thể ngăn cản được người ta – bao gồm những người giàu và nổi tiếng ngừng mê mẩn Gullwing khi Gullwing chỉ vừa mới ra đời. Được phát triển từ những mẫu xe đua đầu tiên của Mercedes, 300SL hưởng trọn những gì tốt đẹp và mạnh mẽ nhất. Ngoài ra còn có 29 phiên bản hợp kim nhẹ được tạo ra cho những người thấy rằng giá để sở hữu xe Gullwing trở nên hơi quá dễ.

De Tomaso Mangusta (1967)

De Tomaso Mangusta (1967).

Tại sao phải băn khoăn về cửa gullwing khi mà việc sử dụng gullwing còn tạo ra một hiệu ứng ấn tượng hơn nhiều – cửa gullwing để che động cơ? Đó chính là cái mà De Tomaso nghĩ ra khi thiết mẫu siêu xe đầu tiên của mình – mẫu Mangusta. Bản lề được đặt ngày ở giữa xe, hai tấm pano lớn khi nâng lên sẽ lộ ra động cơ V8 4,7L – một cách tuyệt vời và thú vị để kiểm tra và bảo dưỡng động cơ.

Phần cánh lắp kính cho phép những người xung quanh có thể chiêm ngưỡng động cơ của Mangusta. Khoảng 400 chiếc Mangusta được sản xuất cho đến năm 1972 và mẫu gốc Italo-American của De Tomaso có giá khá mềm khi so sánh với những mẫu xe quý hiếm khác trong thời đó với giá từ 6 tỷ VND.

Melkus RS 1000 (1969)

Melkus RS 1000 (1969).

Thân xe của chiếc Melkus RS 1000 có trọng tâm thấp cần những cánh cửa mà có thể đáp ứng được yêu cầu vào và ra xe một cách lịch sự và tao nhã, vậy nên cánh cửa gullwing là một giải pháp tuyệt vời và còn rất hợp với thân xe với các cạnh được bo tròn của Melkus.

Dưới cánh gullwing là động cơ hai kỳ 992cc đến từ Wartburg. Dù không phải tối ưu nhất nhưng đây vẫn là động cơ kết tinh từ những kiến thức về động cơ hai kỳ để có thể đạt được công suất 67 mã lực và tốc độ cực đại là 209 km/h.

Mercedes C111 (1970)

Mercedes C111 (1970).

Mặc dù mẫu xe này trông giống như một mẫu xe concept nhưng Mercedes đã chế tạo lên 16 chiếc C111. Ngoài ra thì không có một chiếc xe sản xuất nào bởi vì mẫu xe này chỉ được tạo ra để thử nghiệm công nghệ mới và công nghệ mới bao gồm cửa gullwing được tân trang lại từ cánh cửa mà Mercedes đã sử dụng lần đầu ở mẫu thể thao 300SL.

C111 là tác phẩm của Friedrich Geiger (1907-1996) và cửa gullwing chính là phần nổi bật nhất của thiết kế này. Thiết kế này không chú trọng quá nhiều về vấn đề kỹ thuật mà là để đảm bảo rằng mẫu xe có thể thu hút được sự chú ý của những khách tham dự các sự kiện motor show – nơi mà xe được trưng bày. Nhiệm vụ được hoàn thành mỹ mãn nhưng cuộc khủng hoảng nhiên liệu đã gây ra trở ngại cho việc đưa C111 vào sản xuất bởi vì mẫu xe này sử dụng động cơ xoay Wankel và động cơ này thì không hề tiết kiệm nhiên liệu chút nào.

Siva 160 (1971)

Siva 160 (1971).

Một trong số những cái tên nổi tiếng nhất của ngành công nghiệp ô tô nước Anh có thể kể đến là Siva 160. Mẫu xe này được thiết kế bởi Neville Trickett và có cửa gullwing. Ông được Jem Marsh ủy quyền để tạo ra một chiếc xe cho Marcos nhưng Marsh lại không thích nền tảng của Hillman Imp nên Jan Odor – giám đốc của Janspeed – đã đảm nhiệm tiếp nhiệm vụ.

Vào thời điểm mà Siva 160 mở bán thì Siva sử dụng nền tảng của Volkswagen Beetle. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn mang lại cảm giác lái thú vị và chỉ có 12 mẫu được sản xuất dù cho đây là một chiếc xe chuyên dụng tốt nhất trong thời đại của nó nhờ tập hợp những bộ não sáng suốt nhất để sản xuất nên chiếc xe này.

Bricklin SV-1 (1947)

Bricklin SV-1 (1947).

Bricklin SV-1 đã thay đổi rất nhiều từ những bản phác thảo đầu tiên cho đến bản sản xuất. Bắt đầu với ý tưởng đến từ Malcoml Bricklin (sinh năm 1939), ông muốn xây dựng lên một chiếc xe có cửa gullwing đề cao sự an toàn (SV-Safety Vehicle-Xe An toàn), do đó thân xe được làm từ sợi thủy tinh hấp thụ năng lượng. Tuy nhiên vào thời điểm mà xe mở bán năm 1974 thì thứ duy nhất giống với bản thiết kế ban đầu là cửa gullwing. Động cơ bốn xi lanh đã đổi thành động cơ V8 và SV-1 đã được quảng cáo như một đối thủ của Corvette.

Đáng buồn là cửa gullwing sử dụng cánh tay thủy lực để nâng cánh cửa nặng đến 40kg lên và chỉ có thể giữ được 12 giây. Một máy bơm đơn được sử dụng để vận hành cánh tay nên là một lần chỉ có một cánh cửa có thể mở được. Gần 3000 chiếc đã được sản xuất cho đến khi công ty phá sản.

Aston Martin Bulldog (1979)

Aston Martin Bulldog (1979).

Aston Martin đã có áp dụng một chiến thuật hoàn toàn mới cho chiếc coupe có thân hình quyến rũ khi ra mắt Bulldog. Được thiết kế bởi một trong những chuyên gia về vật dáng hình nêm – William Towns (1936-1993), Bulldog sở hữu cửa cánh gullwing là điều đương nhiên. Cửa thông thường có lẽ quá dài để có thể đáp ứng được yêu cầu ra vào một cách thanh lịch tao nhã, do đó cửa gullwing được chọn để dùng cho Bulldog.

Towns đã thiết kế cho phần cửa sổ hai bên của Bulldog những đường nét gãy gọn giúp mang đến cho chiếc xe này một ngoại hình rất riêng. Đằng sau buồng lái là một động cơ turbo kép V8 5,3L với công suất 710 mã lực – lẽ ra đã có thể đưa Aston bước chân vào mảng siêu xe nhưng chỉ có duy nhất một chiếc Bulldog được tạo ra. Ngày nay xe được sơn thành màu xanh nhạt và thi thoảng được trưng bày ở những buổi trình triển lãm xe ở Anh.

DeLerean DMC-12 (1981)

DeLerean DMC-12 (1981),

DeLerean DMC-12 xuất hiện dưới sự trầm trồ của rất nhiều người và dễ dàng thấy là do thân xe bằng thép không gỉ không sơn và cặp cửa gullwing nổi bật. Chiếc xe này lại có giá rất phải chăng chỉ từ từ 1,2 tỷ VND. Cửa có thể hơi trùng xuống sau thời gian và cần cánh tay thủy lực mới, tuy nhiên thì DeLorean đã nhanh chóng phát hiện ra vấn đề này và điều chỉnh.

Hiệu năng chính là một vấn đề vì động cơ của DMC-12 chỉ là động cơ V6 2.8L Renault Douvrin công suất khá yếu chỉ có 132 mã lực. Khả năng vận hành cũng không tương xứng với ngoại hình, kể cả khi mà Lotus làm hết sức có thể. Bên cạnh cuộc suy thoái thì chủ tịch công ty – ông John DeLorean (1925-2005) còn bị bắt vì buôn bán hàng cấm và tất cả mọi thứ dần trở nên tồi tệ hơn khi DeLorean chỉ bán được 10.000 chiếc xe trên toàn thế giới.

Autozam AZ-1 (1992)

Autozam AZ-1 (1992).

Tất cả các mẫu xe kei (ô tô siêu nhỏ của Nhật Bản) chỉ có duy nhất một kích cỡ, vậy nên nhà thiết kế đã phải sử dụng một vài ý tưởng độc đáo để làm cho chiếc xe nổi bật. Điều này tạo lên thiết kế cửa gullwing cho Autozam AZ-1, một chiếc coupe nhỏ nhắn với những đường nét giống với Toyota MR2, Ford RS200 và thậm chí là Ferrari F40.

Cánh cửa này đã tạo lên phong cách của AZ-1, phong cách này được lai từ Mazda và Suzuki, Suzuki cũng là bên cung cấp động cơ ba xi lanh tăng áp 657cc cho AZ-1. Suzuki cũng bán một phiên bản của riêng mình với tên gọi là Cara ở Nhật Bản và ngày nay giá trị của Cara và AZ-1 có thể từ 300 triệu VND cho mẫu nguyên bản.

Isdera Commendatore (1993)

Isdera Commendatore (1993).

Tại sao phải băn khoăn giữa cửa gullwing hoặc nắp capo gullwing trong khi mà bạn có thể có cả hai? Đây chính là suy nghĩ tạo ra chiếc Isdera Commendatore 112i. Phần cánh dày nhấc lên tạo ra một lối vào khá tiện cho khoang xe hai ghế, trong khi đằng sau là hai nửa của nắp capo phía sau xoay xuống đường trung tâm để tạo ra không gian cho động cơ V12 6,0L được độ bởi AMG.

Là tác phẩm của Eberhard Schultz và đội của ông, Isdera được thiết kế và xây dựng cùng với Mercedes. Trong khi không có sự liên kết trực tiếp nào giữa hai bên thì vẫn có những điểm tương đồng giữa Isdera và CLK GTR thuộc sở hữu của Mercedes, ví dụ như động cơ và cánh cửa nâng lên. Tuy nhiên Isdera là chiếc xe rất hiếm vì chỉ có hai chiếc được tạo ra.

Bristol Fighter (2004)

Bristol Fighter (2004).

Mọi thứ hiếm khi mà lại đơn giản khi nói đến xe của Bristol và điều tương tự cũng xảy ra với Fighter. Ban đầu được dự định sẽ làm của từ nhôm, cấu trúc cốt lõi sẽ làm bằng thép và cửa gullwing vẫn giữ nguyên và được làm từ sợi carbon để giữ cho khối lượng được nhẹ hơn và dễ nâng lên hạ huống.

Việc mà Bristol từng sản xuất máy bay vẫn hiện hiện trong chiếc Fighter và cửa gullwing. Vẫn là động cơ V10 8,0L từ Dodge Viper với khả năng tăng tốc 0-100km/h trong vòng 4,0 giây và tốc độ tối đa là 338km/h. Tuy nhiên không có gì có thể cứu được Fighter khi mà chỉ có 13 chiếc được tạo ra trong bảy năm sản xuất.

Gumpert Apollo (2005)

Gumpert Apollo (2005).

Roland Gumpert (sinh năm 1994) có một ý tưởng đặc biệt cho chiếc xe hoàn hảo của ông và ý tưởng này bao gồm một cặp cửa gullwing cho chiếc Apollo. Dù chúng có thể giống như được lấy trực tiếp từ xe đua của Le Mans nhưng những cánh cửa này và những phần khác của Apollo được thiết kế chủ yếu là dành cho xe đi đường thường.

Dù sàn xe của Apollo khá thấp nhưng việc vào được khoang xe của Apollo thì không khó khăn như một vài xe cửa gullwing khác. Khi khởi động động cơ turbo kép V8 4,2L của Audi thì động cơ có thể đạt công suất lên đến 650 mã lực, đủ để đưa Gumpert tăng tốc từ 0-100km/h chỉ trong 2.9 giây. Apollo giờ đã được thay thế bằng Intensa Emozione nhưng cửa gullwing thì vẫn được giữ nguyên.

Mercedes-Benz SLS (2010)

Mercedes-Benz SLS (2010).

Mercedes đã cố gắng vẽ lại hình ảnh mảnh khảnh của chiếc Gullwing đầu tiên lên chiếc siêu coupe ra mắt vào năm 2010. Ngoài cánh cửa ra thì SLS sở hữu nhiều thứ hơn so với mẫu Mercedes SLR McLaren trước đó, bao gồm cả động cơ V8 và hiệu năng mạnh mẽ vô cùng.

Mặc dù vậy thì điểm đáng nói nhất ở chiếc SLS này chính là cánh cửa. Không thể không chú ý tới những cánh cửa này khi chúng được nâng lên và tay nắm cánh cửa đã được chau chuốt bật lên thực sự rất ấn tượng. Bản thân những cánh cửa này tương đối nhẹ để nâng lên, tất cả là nhờ có thanh chống khí nhưng có thể duỗi ra để kéo về bởi Mercedes từ chối thêm trợ lực điện bởi vì có thể làm cánh cửa nặng hơn.

Pagani Huayra (2012)

Pagani Huayra (2012).

Việc tạo ra một mẫu ấn tượng hơn cả Zonda thì luôn luôn là một thử thách khó cho Pagani nhưng Huayra đã làm được nhiều hơn thế. Không chỉ trông tròn trịa hơn so với mẫu tiền nhiệm mà Huayra còn mạnh mẽ hơn, nhanh hơn và dễ lái hơn. Ngoài ra Huayra còn sở hữu cửa gullwing.

Khi mở cửa thì cửa gullwing của Huayra nhấc lên cao để lộ ra một ngưỡng cửa thấp giúp cho việc ra vào xe trở nên dễ dàng. Thậm chí còn có lời đồn về việc phiên bản Roadster sẽ ra mắt với cửa gullwing nhưng thực tế thì mẫu này chỉ ra mắt với cửa thông thường.

Tesla Model X (2015)

Tesla Model X (2015).

Tesla thì thích gọi cửa sau của mẫu Model X là “falcon wing” (cánh chim ưng) hơn nhưng về cơ bản đó vẫn là gullwing mà thôi. Rất hiếm khi loại cửa này được lắp đặt ở trong những mẫu xe gia đình thay vì những mẫu siêu xe. Tuy nhiên nhờ điểm cộng của cánh cửa này đó là tạo ra được một lối ra vào cực rộng rãi cho nửa sau nên Tesla đã lựa chọn để sử dụng ở Model X.

Ngoài ra thì mỗi lần mở cửa thì người dùng sẽ đều sẽ thấy ngạc nhiên vì chiếc xe thậm chí còn được lập trình để tạo ra những điệu nhảy nhỏ song song với cửa trước mở bằng điện. Có thể kích thước của cửa sau sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc đỗ xe trong những nơi chật hẹp, thậm chí là với hệ thống bản lề kép của Tesla thì vẫn cần khá nhiều không gian để mở cửa mà không va vào những xe đỗ bên cạnh.

Quant F (2015)

Quant F (2015).

Có rất nhiều thứ để nói về Quant F đến từ nanoFlowcell, nhất là làm thế nào mà công ty này đến từ một đất nước nhỏ nhất thế giới – Liechtenstein – có thể tạo ra một mẫu xe với cửa gullwing như thế này. Bắt nguồn từ mẫu e-Sportlimousine, mẫu xe thể thao F này có bốn ghế nên buộc phải có cánh cửa rất dài để có thể tạo ra một không gian đủ lớn để cho bốn hành khách có thể ra vào.

Cùng với thân xe thì cửa của Quant F còn được làm từ sợi carbon để làm giảm thiếu khối lượng nhất có thể và tránh được việc kích thước của cửa sẽ ảnh hưởng đến việc đóng mở cửa. Ngoài ra thì cửa cũng vận hành bằng điện, sử dụng năng lượng từ công nghệ lưu trữ điện năng – sử dụng hai dung dịch chứa ion để tạo ra điện.

 
loading