Những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng 'cháy xe'

Chăm sóc và bảo dưỡng ô tô|28/04/2020

Cháy xe là trải nghiệm kinh hoàng đối với chủ xe. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như chập điện, lỗi thiết kế, bảo trì kém...

LIÊN HỆ LÁI THỬ - MUA TRẢ GÓP - ƯU ĐÃI

Bạn muốn đặt hotline tại đây? Liên hệ:

Vào chiều ngày 26/4, trên mạng xã hội xuất hiện một chiếc xe "lạ" 7 chỗ, màu trắng bốc cháy trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Theo nhiều người chứng kiến cho biết, khi tài xế đi đến km 31+900, thuộc huyện Thủ Thừa (Long An) thì thấy khói bốc lên từ đầu xe, nam tài xế tấp vào lề thì lửa bùng lên bốc cháy dữ dội. 

Mặc dù nhiều người đã dùng đến bình cứu hỏa mini để chữa cháy nhưng không có tác dụng. Hậu quả là chiếc xe cháy đến trơ khung, rất may không có thiệt hại đáng tiếc về người.

Xe lạ bốc cháy trên cao tốc Trung Lương. Lazang xe lạ bị cháy vỡ vụn.

Xe "lạ" cháy đến trơ trụi trên cao tốc HCM - Trung Lương.

Sau vụ hỏa hoạn xảy ra đến nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây cháy xe. Tuy nhiên, nhiều người bàn tán xôn xao về bộ mâm la-zăng của xe khi bộ phận này bị cháy vụn đến nỗi không còn nhận ra nguyên mẫu.     

Những nguyên nhân gây ra cháy xe

1. Lỗi thiết kế

Một số mẫu xe hơi dễ bị cháy hơn những chiếc xe khác. Nếu nhà sản xuất không biết nguyên nhân từ đâu, thì rất có thể dẫn đến một vụ nổ hoặc hỏa hoạn. Các lỗ hổng của nhà sản xuất có thể dẫn đến hỏa hoạn bao gồm các sự cố về điện, pin bị lỗi hoặc rò rỉ bình xăng...

2. Bảo trì kém

Xe lạ cháy trên quốc lộ.

Dù dùng nhiều biện pháp chữa cháy nhưng không thể dập tắt vụ hỏa hoạn.

Nguyên nhân của một số vụ cháy xe hơi cũng có liên quan đến lỗi bảo trì của con người. Nhiều người không quan tâm đến việc chăm sóc bảo dưỡng ô tô đều đặn, không ghi chép lịch bảo dưỡng. Đây là những nguyên nhân gây gia tăng khả năng cháy nổ xe. 

Hơn nữa, nếu không bảo trì, bạn sẽ không phát hiện được một số bộ phận hỏng hóc từ hệ thống dây điện hay lỗi từ động cơ. Ví dụ, một miếng đệm trong động cơ nếu bị chảy ra sẽ tạo nên một dạng chất lỏng và chất lỏng này rất dễ bắt lửa.

3. Tai nạn giao thông

Do một lực tác động lớn từ bên ngoài khiến các bộ phận bên trong xe bị phát nổ. Nhiều người nghĩ rằng xe hơi có bộ cản trước rất tốt để bảo vệ các bộ phận bên trong xe. Tuy nhiên, nếu 2 xe va chạm ở tốc độ cao thì rào cản trước không có nhiều ý nghĩa. Các chất lỏng tràn ra, mạch điện bị đứt...đây là điều kiện "hoàn hảo" để xe bốc cháy. 

Xe ô tô bị cháy do nguyên nhân gây tai nạn giao thông.

Xe ô tô bị cháy do một vụ tai nạn giao thông.

Ngoài ra, chúng ta không thể phán đoán được một chiếc xe ô tô khi bị tai nạn có nguy cơ cháy nổ hay không? Do vậy, nếu bạn thấy một chiếc xe ô tô bị tai nạn thì tránh càng xa càng tốt. 

Có thể bạn quan tâm: 4 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rung tay lái

4. Rò rỉ hệ thống nhiên liệu

Theo một số tài xế có kinh nghiệm lái xe lâu năm chia sẻ, nguyên nhân cũng có thể từ lỗi rò rỉ ở hệ thống nhiên liệu. Chất lỏng bên trong xe hơi có đặc tính dễ cháy và độc, nhưng không loại chất lỏng nào nguy hiểm hơn xăng. Xăng có thể dễ dàng bắt lửa từ một tia điện hay khi đạt đến nhiệt độ 45 C. 

5. Lỗi ở hệ thống điện

Sự cố ở hệ thống điện cũng là nguyên nhân phổ biến gây cháy nổ xe. Sự cố trong hệ thống điện có thể tạo ra tia lửa. Vì hệ thống dây điện chạy từ cửa ra vào, kênh đến ghế ngồi, thảm, điều này có thể gây ra hỏa hoạn từ mọi vị trí trong chiếc xe của bạn nếu có bất cứ điều gì sai trong hệ thống.

6. Bộ chuyển đổi xúc tác quá nóng

Bộ chuyển đổi xúc tác trên xe tỏa ra rất nhiều nhiệt. Nếu có vấn đề hoặc chúng không được bảo dưỡng đúng cách, chúng có thể bắt lửa, gây ra cháy nổ cho chiếc xe của bạn.

7. Động cơ quá nóng

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là do động cơ quá nóng. Một động cơ quá nóng gây cháy cho xe của bạn nghe có vẻ không thực tế, nhưng thực sự điều này là kết quả của sự cộng hưởng từ nhiều yếu tố.

Động cơ quá nóng có thể gây cháy nổ.

Động cơ quá nóng có thể gây cháy nổ.

Nhiệt từ động cơ sẽ làm cho dầu và chất làm mát tăng lên và có cơ hội tràn ra khỏi các khu vực lưu thông. Và khi điều này xảy ra, chất lỏng bên trong sẽ phun ra và nhỏ giọt khắp hệ thống ống xả, khoang động cơ và nhiều bộ phận xe hơi khác. Và như tất cả các bạn đều biết, chúng rất dễ lây lan và bắt lửa.

(Nguồn ảnh: Internet)

 
loading